Giới thiệu sách Việt Sử Thông Giám Cương Mục Khảo Lược
"Nước Ai Lao, tiên tổ là người đàn bà, tên là Xa Nhất ở núi Lào, thường bắt cá dưới sông, có cây gỗ chìm chạm vào mình, động tình rồi có chửa, được 10 tháng sinh đứa con trai. Sau cây gỗ chìm ấy hóa ra con rồng, nổi lên mặt nước.
Đứa con trai ấy trèo lên lưng rồng mà ngồi, rồng liếm lưng đứa con trai ấy. Người mẹ nói tiếng chim, lưng gọi là cửu, ngồi gọi là long, vì thế gọi dòng giống ấy là mọi Cửu Long. Người nào cũng vẽ lốt rồng vào mình. (Sông Lan Thương chảy theo hướng nam qua đất ấy nên gọi là sông Cửu Long, chảy vào sau núi nước ta, gọi là sông Khung, chảy về phía nam qua nước Cao Miên gọi là sông lớn, đến đô thành Vụng Luông nước Cao Miên, chạy quặt về phía đông vào Nam Kỳ là 2 sông Tiền Giang và Hậu Giang, rồi đều chảy vào biển).
Năm cuối đời Hán Quang Vũ, nước này nội thuộc. Nhà Hán đặt làm quận Vĩnh Xương, qua núi Bác Nam, Ai Lao. Người nước Thục phải sang làm việc, sầu oán đã bài ca. Gia Cát Lượng đời Thục Hán sang sông Lô, thu được vàng, bạc, muối, vải để giúp vào quân nhu. Năm Lân Đức đời Đường, đặt phủ đô đốc Diêu Châu ở sông Lộng Đống, huyện Côn Minh. Mỗi năm sai 500 binh đến đóng giữ."
"Việt Sử Thông Giám Cương Mục Khảo Lược" nghĩa là lược khảo về bộ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục với sự tham gia khảo duyệt của Nguyễn Thông (giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám).
Mời bạn đón đọc.