Giới thiệu sách Văn Hóa Việt Nam – Đỉnh Cao Đại Việt
Đây là cuốn sách thứ hai trong bộ sách về văn hóa Việt Nam (cuốn thứ nhất: Văn hóa Việt Nam – Buổi đầu dựng nước). Phạm vi khảo cứu của Văn hóa Việt Nam – Đỉnh cao Đại Việt bắt đầu từ thời Bắc thuộc, qua thời phong kiến độc lập tự chủ, cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta.
Cuốn sách mong làm sáng tỏ hai khía cạnh xuyên suốt như sau:
Thứ nhất – Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Vậy đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước là như thế nào qua từng thời kỳ lịch sử, biểu hiện ra sao ở nền tảng kinh tế xã hội cũng như ở thượng tầng kiến trúc.
Thứ hai – Văn hóa Việt Nam gắn liền với sự tiếp biến văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, chủ yếu là sự du nhập của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Từ giữa thế kỷ XVI lại có thêm Thiên Chúa giáo và những yếu tố văn hóa phương Tây khác. Những yếu tố đó có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, qua quá trình chọn lọc, có những yếu tố bị đào thải, có những yếu tố được kết hợp với sản phẩm văn hóa nội sinh, đã tạo ra một diện mạo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.