Giới thiệu sách Văn Hóa Làm Việc Với Người Nhật
“Tôi đã dành 20 năm ở Nhật, nhưng tôi có thể thành thật mà nói rằng Văn hóa làm việc với người Nhật Bản đã mở mắt cho tôi tới một sự hiểu biết mới mẻ và hữu ích hơn về những giá trị cốt lõi và những giải thiết ẩn bên dưới cách người Nhật suy nghĩ và tương tác. Phiên bản mới này có nhiều lời khuyên và kiến thức thực tế hơn phiên bản trước, và tôi tin rằng nó sẽ soi sáng cho những người phương Tây hiện đang làm việc với các công ty của Nhật giống như nó đã tác động tới tôi.”
– Ted Dale, chủ tịch & Trưởng phòng sáng tạo, Aperian Global
“Một cái nhìn cân bằng tuyệt vời giữa người trong nước và người nước ngoài về văn hóa Nhật Bản. Nếu người đọc quan sát và tham gia vào các hoạt động kinh doanh và văn hóa của Nhật theo như các tác giả gợi ý, họ chắc chắn sẽ thành công trong bất cứ việc gì họ định làm ở Nhật.”
– Kichiro Hayashi, tiến sĩ, giáo sư danh dự, Đại học Aoyama Gakuin, Tokyo, cựu chủ tịch Hiệp hội Quan hệ Đa văn hóa Nhật Bản
“Như các đầu bếp, John Condon và Tomoko Masumoto mời chúng ta nếm, ngửi, cảm nhận và trải nghiệm những khía cạnh phong phú, tinh tế và phức tạp của văn hóa Nhật Bản. Mỗi món đều được bày biện và phục vụ một cách khéo léo, nhịp điệu chảy mượt mà giữ các khái niệm, so sánh, ví dụ và các áp dụng. Đọc cuốn sách này khiến tôi muốn tới Nhật Bản… ngay bây giờ!”
– Nagesh Rao, giảng viên, Học viện Quản lý Ấn Độ, Ahmedabad, Ấn Độ
Khi phiên bản trước của cuốn sách này được xuất bản năm 1984, nó nhanh chóng trở thành kinh thánh cho những người phương Tây muốn hiểu và xử lý công việc một cách hiệu quả ở Nhật, hồi đó được coi là nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới. Giờ đây, sau gần 30 năm, John C. Condon – với sự hợp tác của Tomoko Masumoto – đã chỉnh sửa, cập nhật và mở rộng cuốn sách kinh điển đó, lần này đặc biệt nhắm tới những người phương Tây làm việc trong các tổ chức của Nhật Bản.
Kể từ 1984, rất nhiều điều trên thế giới đã thay đổi. Sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989, sự sụp đổ của Liêng bang Soviet năm 1991 và sự trỗi dậy của các nền kinh tế trong nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đều đã đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng mà chúng ta đang chứng kiến. Ở Mỹ, ở thập niên 1980, không mấy ai dự đoán được mạng Internet sẽ phát bùng nổ và đổ vỡ vào những năm 1990, thảm họa 11 tháng Chín, 2001 hay cuộc bầu cử vị tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mĩ năm 2008. Nhật Bản – thường được xem là một xã hội bảo thủ và chậm thay đổi – chứng kiến hiện tượng vỡ bong bóng bất động sản từ đầu những năm 1990, sự tiếp tục “thập niên mất mát” của nền kinh tế ì trệ, và, vào năm 2009, một “thay đổi chế độ” – cuộc bầu cử vào chính quyền mà lần đầu tiên trong 54 năm chính phủ mới không thuộc về Đảng Dân chủ tự do (LDP) được nhiều người em là sự kiện chính trị quan trọng nhất trong lịch sử hậu chiến của Nhật.
Bất chấp những thay đổi trọng yếu, bối cảnh chung vẫn giữ nguyên. Nước Mĩ duy trì vị trí siêu cường của thế giới, Nhật Bản tiếp tục là trung tâm công nghệ cao và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP, hai quốc gia này vẫn là đồng minh và đối tác thân thiết. Và, như trường hợp của những năm 1980, sự khác biệt văn hóa bén rễ sâu sắc giữa Nhật Bản và Mĩ (cũng như phía Tây) tiếp tục gây cản trở sự trao đổi thông tin, hiểu biết và hợp tác, dù ở mức độ cá nhân, doanh nghiệp, phi lợi nhuận hay chính phủ.
Đó là lý do vì sao cuốn sách này rất quan trọng. Nó mang tới một sự hướng dẫn tuyệt vời cho những người muốn hiểu được những khác biệt giữa Nhật với các nước phương Tây, và cách để giải quyết những khác biệt đó nhằm phát triển hoạt động trao đổi thông tin, cộng tác và hợp tác. Khi đọc cuốn sách này, tôi thấy mình liên tục gật đầu đồng ý với những điểm được đưa ra, dựa trên cả cuộc đời quan sát và tham gia vào những tương tác của Nhật với phương Tây.
Mời bạn đón đọc.