Giới thiệu sách Tuyển Tập Thế Lữ – Truyện Ngắn, Tiểu Luận, Phê Bình, Tin Thơ, Tin Văn…Vắn
Tuyển Tập Thế Lữ – Truyện Ngắn, Tiểu Luận, Phê Bình, Tin Thơ, Tin Văn…Vắn:
Nhà văn Thế Lữ, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê ông là làng Phù Đổng, huyện Tiên Dụ tỉnh Bắc Ninh. Ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1989.
Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, Ông vào học trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng một năm sau thì bỏ học. Cũng trong năm này, Ông viế các truyện ngắn đầu tiên. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và trở thành một trong những cây bút chủ lực của các báo phong hoá. Ngày nay, ngoài thơ và truyện, Ông còn viết phóng sự khôi hài, châm biếm, phê bình, giới thiệu thơ văn trong các mục Tin thơ, tin văn… vắn với các bút danh: Thế Lữ, Lê Ta, Mười Ba Chàng… Năm 1937, Ông bắt đầu hoạt động sân khấu: làm diễn viên, đạo diễn, viết kịch bản và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Sau Cách mạng tháng Tám, Ông là Ủy viên thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam, trường đoàn sân khấu Việt Nam trong đoàn văn hoá kháng chiến, và từ năm 1957 là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Thế Lữ là một trong những người mở đầu, sáng lập nên phong trào Thơ mới. Bằng một loạt những bài thơ xuất sắc của mình. Ông đã góp phần quan trọng vào việc giành thắng lợi hoàn toàn cho phong trào Thơ mới trong cuộc phân tranh giữa thơ cũ và thơ mới, mở đường cho một lớp các nhà thơ tài năng như Lưu Trọng Lư, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn Ngược Pháp… “Lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một sự phát triển rầm rộ, nhanh chóng trong một thời gian ngắn như thế”.
Đặc biệt, với tài quan sát, óc phân tích sắc bén, trí tưởng tượng phong phú. Thế Lữ đã tạo nên một nét riêng trong sự nghiệp sáng tác của mình với mảng truyện kinh dị: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Trại Bồ Tùng Linh (1941)… mảng truyện trinh thám” Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đón hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940)… cho đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam, khó có tên tuổi nào sánh được với Ông trong các thể loại sáng tác này.
Thế Lữ cũng là chủ nhân của những bản dịch xuất sắc các tác phẩm của nhiều danh sĩ trên thế giới như Sinle, Sếchxpia, Gớt, Pôđôđin…
Năm 1957, khi Hội nhà văn Việt Nam được thành lập, Thế Lữ là một trong những hội viên đầu tiên.
Mời bạn đón đọc.