- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Sách này giới thiệu tư tưởng kinh tế kể từ khi tác phẩm Lí thuyết tổng quát của Keynes được xuất bản. Sách hướng dẫn đến những ai muốn tự định hướng trong mê cung của tư tưởng kinh tế đương đại. Đặc biệt sách nhắm đến sinh viên, giảng viên kinh tế và giảng viên các khoa học xã hội. Và cả những nhà kinh tế chuyên sâu vốn thường quen thuộc với những tác giả và những cuộc tranh luận trong chuyên ngành của mình sẽ tìm thấy ở đây một công cụ làm việc và tham khảo cho những lĩnh vực nghiên cứu khác.
Quyển sách này nhằm trình bày toàn bộ những chuyển động đã để lại dấu ấn trong tiến trình tư tưởng kinh tế kể từ cuộc cách mạng keynesian. Chủ yếu tập trung vào nội dung trung tâm của khoa học kinh tế đương đại, và do đó tập trung vào những phân tích, chủ đề và tranh luận cơ bản, sách này nhằm trình bày một cách tổng quát và có hệ thống những điểm cốt lõi hướng đến ba mục tiêu: làm cho số đông công chúng dễ nắm bắt bộ môn, cung cấp cho các chuyên gia một số thông tin được kiểm tra chặt chẽ, và khai thông vài hướng kiến giải.
Tóm lại, để trình bày tiến hóa của tư tưởng kinh tế đương đại, điều cần thiết là phải phối cảnh song song tiến hóa của tư tưởng này với những cuộc tranh luận giữa các trào lưu và phần trình bày của tác giả, với những đặc điểm và hành trình tư tưởng của họ. Chính vì thế bạn đọc sẽ tìm thấy trong quyển sách này:
– Trước hết là một phác thảo diễn tiến của lịch sử tư tưởng kinh tế qua đó trình bày – bằng cách tránh những đơn giản hóa – những bước tiến và những bước ngoặt có ý nghĩa, những trường phái, trào lưu và tranh luận trong sự chuyển động chung này; những tác giả có một vài trò chủ yếu hay có ý nghĩa được nêu bật;
– Tiếp đấy là một từ điển tác giả: một trăm bốn mươi lăm tác giả được nghiên cứu; cho mỗi tác giả lần lượt được trình bày đôi nết về tiểu sử, một thư mục những công trình chính được công bố, một phần phân tích những đóng góp của tác giả vào tư tưởng kinh tế và cuối cùng là những công trình có chọn lọc được viết về tác giả;
– Cuối cùng, sau một thư mục tổng quát, là một bảng tra cứu cho phép tìm nhanh tất cả các tác giả được nêu tên (những tác giả trong từ điển và cả những tác giả không có mặt trong từ điển nhưng được nêu trong phần trình bày lịch sử cúng như những tác giả của những sách và bài viết được trích dẫn).
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa (cho ấn bản tiếng Việt)
Lời nói đầu (cho án bản rút gọn)
Lời người dịch
Trình bày sơ lược
Phần I. Phác thảo một lịch sử tư tưởng kinh tế kể từ lí thuyết tổng quát của Keynes
Dẫn nhập
1. Keynes và lí thuyết tổng quát
2. Cuộc cách mạng keynesian
3. Thắng lợi huy hoàng của chủ nghĩa can thiệp
4. Tiên đề hóa, hình thức hóa, toán học hóa
5. Một số thuyết chính thống mới: Tổng hợp tân cổ điển
6. Tính thường trực và đổi mới của những học thuyết phi chính thống
7. Sự trỗi dậy của học thuyết tự do
8. Những kinh tế học vĩ mô mới
9. Về tháp Babel và ba cách tiếp cận của tư tưởng kinh tế đương đại
Lời bạt (cho ấn bản tiếng Việt)
Phần II. Từ điển những nhà kinh tế đương đại chính
Mời bạn đón đọc.
Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes
“Không hề che giấu sở kiến phương pháp luận và chính kiến của mình, Beaud và Dostaler mang đến cho người đọc một tư duy “phê phán” về kinh tế học, với tính đa nguyên, phức tạp và biện chứng của nó, xa lạ với mọi tư duy “tuân phục” (conformisme), thường giản đơn, phiến diện hay một chiều.
“Không hề che giấu sở kiến phương pháp luận và chính kiến của mình, Beaud và Dostaler mang đến cho người đọc một tư duy “phê phán” về kinh tế học, với tính đa nguyên, phức tạp và biện chứng của nó, xa lạ với mọi tư duy “tuân phục” (conformisme), thường giản đơn, phiến diện hay một chiều. Sách của Beaud-Dostaler còn giúp cho người đọc hình dung không khí và văn hoá học thuật trong không gian tự do tư duy của những trường đại học đích thực tự trị ở phương Tây: tranh luận dân chủ và bình đẳng, rốt ráo và quyết liệt, nhưng không bao giờ vắng bóng sự trung thực trí tuệ. Đồng thời người đọc cũng mường tượng được rằng đằng sau vẻ hàn lâm của các cuộc tranh luận này – đôi khi đầy kịch tính – là những được mất của nhiều phong trào xã hội. Cộng với phần từ điển giới thiệu vắn tắt tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng của 150 nhà kinh tế đương đại và hai phụ lục, bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Đôn Phước thực hiện và nhà xuất bản Tri Thức xuất bản, cung cấp một công cụ tra cứu không chỉ quý giá cho người nghiên cứu, giảng dạy và sinh viên đại học, mà còn bổ ích cho tất cả những ai muốn theo dõi những trào lưu tư tưởng kinh tế đương đại” – trích giới thiệu của Trần Hải Hạc.
Tác giả Michel Beaud (Pháp), là giáo sư thạc sĩ kinh tế học tại đại học Paris VII (Jussieu). Chuyên môn nghiên cứu của ông là lịch sử kinh tế, lịch sử tư tưởng, những hệ thống kinh tế, những chính sách kinh tế, kinh tế thế giới, và những thách thức hiện đại về môi trường. Gilles Dostaler, sinh tại Montréal (Canada) năm 1946, là tiến sĩ kinh tế học. Chuyên gia về lịch sử tư tưởng kinh tế, ông đã công bố nhiều công trình về lĩnh vực này, và là giáo sư đại học Québec ở Montréal
N.V
(Nguồn: Báo SGTT)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Đọc lại Keynes giữa buổi "đầy ắp âm thanh và cuồng nộ"
Michel Beaud và Gilles Dostaler chọn năm 1936, năm xuất bản tác phẩm chính của Keynes – Lí thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ làm khởi điểm cho một phác họa toàn cảnh diễn tiến sôi động của tư tưởng kinh tế đến cuối thể kỉ qua, một lịch sử "đầy ắp âm thanh và cuồng nộ".
Michel Beaud và Gilles Dostaler chọn năm 1936, năm xuất bản tác phẩm chính của Keynes – Lí thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ làm khởi điểm cho một phác họa toàn cảnh diễn tiến sôi động của tư tưởng kinh tế đến cuối thể kỉ qua, một lịch sử "đầy ắp âm thanh và cuồng nộ".
Xin trích dẫn những dòng cuối của tác phẩm nổi tiếng của Keynes:
"Tư tưởng của các nhà kinh tế học và các triết gia chính trị học còn có thế lực mạnh hơn là người ta tưởng kể cả khi tư tưởng đó đúng hay sai … Những người có đầu óc thực tiễn cho rằng họ hoàn toàn không bị chi phối bởi bất kì ảnh hưởng của học thuyết nào lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế học nào đã chết. Những kẻ điên rồ nắm quyền lực trong tay tưởng như nghe thấy tiếng nói trong không trung, nhưng lại đang chắt lọc cuồng mộng của họ từ một cây bút tầm thường nào đó mấy năm về trước.
Tôi chắc rằng tầm quan trọng của những lợi ích cục bộ được thổi phồng lên nhiều so với ảnh hưởng mở rộng dần dần của những tư tưởng này … Sớm hay muộn, chính những tư tưởng, chứ không phải những lợi ích cục bộ, mới là điều nguy hại đối với điều tốt hay điều xấu".
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế đang diễn ra càng làm nổi bật tính thời sự của nhận định trên về tầm quan trọng của tư tưởng kinh tế, như được minh chứng qua cuộc đối thoại sau.
Bị vị chủ tịch ủy ban giám sát hoạt động chính phủ hối thúc ông nói rõ thêm ý ông khi hỏi thẳng: "Nói cách khác, phải chăng ông thấy rằng thế giới quan, hệ tư tưởng của ông là không đúng, không khả thi", Greenspan xác nhận ngay: "Đúng vậy, chính xác là như thế. Đó là lí do khiến tôi bị sốc vì trong suốt 40 năm hay lâu hơn thế nữa, một cách vô cùng hiển nhiên hệ thống đã hoạt động đặc biệt tốt".
Sự kiện người cầm chịch chính sách tiền tệ Mĩ trong gần hai mươi năm liên tục mà mỗi một tuyên bố khiến thị trường phải chờ đón từng lời, hai năm trước mới rời khỏi chức vụ trong hào quang của một bậc thầy (maestro), nay buộc phải nhận một phần trách nhiệm để nổ ra cuộc khủng hoảng chưa biết sẽ đưa thế giới về đâu, đủ biện minh cho việc cần phải quan tâm đến tư tưởng kinh tế.
Trong Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, Beaud và Dostaler dành nguyên một chương cho sự hình thành xu hướng tiên đề hóa, hình thức hoá và toán học hoá, được xem như một "đột biến triệt để" mà tầm quan trọng, trong một thời gian dài, bị cuộc "cách mạng keynesian" che khuất.
Trước những biện pháp đối phó khẩn cấp của các chính quyền phương Tây, một sinh viên chỉ còn nhớ tư tưởng kinh tế qua danh tiếng của những nhà lí thuyết nối tiếp nhau trong thời gian có thể cho rằng giờ Keynes phục thù Hayek đã điểm!
(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn