Giới thiệu sách Tứ Thư (Bìa Mềm)*
Cuốn sách này được biên dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc:
Đại Học – Trung Dung, Dương Hồng chú dịch, NXB Nhân dân An Huy, 2002.
Luận Ngữ, Vương Thành Trung chú dịch, NXB Nhân dân Hà Nam, 1998.
Mạnh Tử, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong chú dịch, NXB Nhân dân An Huy, 2002.
Trong lịch sử văn hóa, tư tưởng phương Đông, bộ sách Tứ Thư có một vai trò cực kỳ quan trọng. Hầu hết các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, cả một chặng đường dài đã dùng Tứ Thư để làm nền tảng phát triển. Tứ Thư gồm bốn cuốn: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Sự hình thành bộ sách này kéo dài hàng trăm năm, trong đó nổi lên hai tên tuổi chủ đạo: Khổng Tử – người thầy, người khởi xướng và Mạnh Tử – người kế thừa, phát triển.
Tứ Thư đề cập đến nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, luật pháp… Một trong những nội dung chủ đạo của Tứ Thư là việc tập trung xây dựng nhân cách con người xã hội với những vấn đề căn cốt như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những chuẩn mực mà Tứ Thư đề ra cho cá nhân, đặc biệt ở khía cạnh đạo đức đến nay vẫn còn mang tính thời sự, và trình tự hệ thống: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ xem ra ngày càng chứng tỏ sự ưu việt.
Với tinh thần “ôn cố tri tân”, đọc cũ để thấy cái mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức biên dịch bộ sách Tứ Thư nhằm giới thiệu với bạn đọc một viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa, tư tưởng nhân loại.
Đại Học – Trung Dung, Dương Hồng chú dịch, NXB Nhân dân An Huy, 2002.
Luận Ngữ, Vương Thành Trung chú dịch, NXB Nhân dân Hà Nam, 1998.
Mạnh Tử, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong chú dịch, NXB Nhân dân An Huy, 2002.
Trong lịch sử văn hóa, tư tưởng phương Đông, bộ sách Tứ Thư có một vai trò cực kỳ quan trọng. Hầu hết các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, cả một chặng đường dài đã dùng Tứ Thư để làm nền tảng phát triển. Tứ Thư gồm bốn cuốn: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Sự hình thành bộ sách này kéo dài hàng trăm năm, trong đó nổi lên hai tên tuổi chủ đạo: Khổng Tử – người thầy, người khởi xướng và Mạnh Tử – người kế thừa, phát triển.
Tứ Thư đề cập đến nhiều lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, luật pháp… Một trong những nội dung chủ đạo của Tứ Thư là việc tập trung xây dựng nhân cách con người xã hội với những vấn đề căn cốt như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những chuẩn mực mà Tứ Thư đề ra cho cá nhân, đặc biệt ở khía cạnh đạo đức đến nay vẫn còn mang tính thời sự, và trình tự hệ thống: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ xem ra ngày càng chứng tỏ sự ưu việt.
Với tinh thần “ôn cố tri tân”, đọc cũ để thấy cái mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức biên dịch bộ sách Tứ Thư nhằm giới thiệu với bạn đọc một viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa, tư tưởng nhân loại.