Giới thiệu sách Từ Điển Văn Học (Bộ Mới)
Từ Điển Văn Học (Bộ Mới) là công trình biên soạn của 106 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ Ngữ văn thuộc nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứu trong cả nước.
Từ Điển Văn Học (Bộ Mới) dầy 2370 trang khổ lớn, trong đó có 188 trang ảnh, bao quát hệ thống khái niệm, thuật ngữ, điển tích và thành tựu văn học (tác giả, tác phẩm, tổ chức) của hàng trăm dân tộc, thuộc các ngôn ngữ và các nền văn minh khác nhau của nhân loại.
Từ Điển Văn Học (Bộ Mới) là sách công cụ tra cứu cần thiết, vừa phổ cập vừa chuyên sâu, giúp các đối tượng độc giả trong và ngoài nước tìm hiểu văn học Việt Nam và văn học thế giới.
Điều chủ yếu mà Hội đồng biên soạn muốn đạt tới là có sự đổi mới căn bản trong tư duy khoa học ở 5 nội dung với 2 điểm hàng đầu là: trân trọng tất cả những ai có sự hiện diện khó quên trong nền văn học của mỗi nước, cũng như ảnh hưởng của họ đối với công chúng đương thời, gồm 1.453 tác gia tiêu biểu của 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam có 591 tác gia (40%); trân trọng tất cả những sáng tạo nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, giá trị nhân đạo sâu sắc và phẩm chất thẩm mỹ cao. Từ điển văn học (bộ mới) được phát hành từ giữa tháng 2/2005.
Giao Hưởng (26/03/05)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hễ sướng thì hét lên (*)
(26-01-2007)
(NLĐO) – Năm 13 tuổi, trong một đêm bố đi công tác ở tỉnh xa, Biện Dung Đại đã đốt bỏng lòng bàn tay trái bằng cả một nắm nến đang cháy rực. Cơn đau dữ dội làm hoa mắt, chóng mặt, tim đập loạn xạ nhưng Biện vẫn không rên rỉ, kêu la.
Sau lần tự hành hạ đó, Biện đã tìm được một thứ vũ khí để đối mặt với tất cả những cười nhạo ức hiếp, bao gồm cả những trừng phạt bạo ngược của cha mình: sự im lặng.
Cái vết sẹo trong lòng bàn tay ấy giúp anh ta có đủ can đảm để đối mặt với những giờ phút quan trọng, cho anh ta niềm tin và sự kiêu hãnh.
Tự cắn răng nhằm kiềm chế xúc cảm để vâng lời lúc nhỏ, chịu đựng khi lớn là bài học mà Biện sư phụ, cha Biện Dung Đại răn dạy. Bài học này đã bám riết anh ta trong suốt cuộc đời, từ cách nắn chỉnh răng bằng sợi dây đồng như thể tra tấn, đến chuyện thích một người nhưng lại cưới nhầm cô em gái của người đó…
Biện Dung Đại nuốt nỗi ấm ức trong lòng, dồn sức cho công việc. Anh từng có lúc được tôn vinh như một hình ảnh mẫu mực của tấm gương có nhiều sáng kiến. Biện muốn chôn vùi nguồn nhựa sống khát khao để tỏ ra là một người đàn ông chân chính, biết kiểm soát mình…
Cho tới một ngày, đột nhiên Biện mất việc làm. Anh thực sự trơ trọi khi trở thành một kẻ thất nghiệp đáng thương, sau khi đã làm đủ mọi việc không thể chê trách theo quan niệm của xã hội.
Ngay cả lúc nhận thức về mình một cách rõ rệt nhất, Biện Dung Đại chẳng có hành động gì mang tính đột biến so với hình ảnh cam chịu, nhu nhược đến mất tự tin của mình. Anh chẳng dám chạy đến với người nữ nhân viên vệ sinh, kiêm ca-ve đang mở nút áo mời gọi; cũng chẳng dám giãi bày tình cảnh của mình với gia đình.
Lòng kiêu hãnh của Biện luôn bị tổn thương vì những gánh nặng tiền nong. Và khi nhận ra mình chẳng có lấy người thân, chẳng có đủ sự tự tin cần thiết như đã hằng tưởng, Biện lẳng lặng tìm cách bỏ đi Tây Tạng với niềm mong mỏi tìm kiếm một cuộc đời khác hẳn…
Hễ sướng thì hét lên là tác phẩm mới nhất của Trì Lợi, nữ văn sĩ xuất sắc của trào lưu tân hiện thực Trung Quốc. Trì Lợi sinh năm 1957, từng là bác sĩ tại Phòng Y tế, huyện Vũ Cương, thành phố Vũ Hán.
Từ nhỏ, bà đã ôm ấp mộng văn chương và đến năm 1983, bà đã quyết định rời ngành Y thi vào khoa Văn, ĐH Vũ Hán. Năm 1990 bà chuyển sang Viện Văn học Vũ Hán, theo đuổi con đường viết văn chuyên nghiệp. 5 năm sau đã nhận chức Viện trưởng Viện Văn học, và năm 2000 bà được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp Văn học thành phố Vũ Hán.
Không chỉ là nhà văn xuất sắc của trào lưu tân hiện thực, Trì Lợi còn là nhà văn hiếm hoi của Trung Quốc có hầu hết các tiểu thuyết đều là best-seller từ suốt 20 năm nay ở đại lục.
Đề cập đến một chủ đề mới mẻ – thân phận của đàn ông – bằng thứ ngôn ngữ xóc nảy, ngay khi vừa xuất bản, Hễ sướng thì hét lên đã gây xôn xao trong độc giả và tranh cãi trong báo giới vì nhiều người bị sốc bởi nhan đề truyện.
Người ta không thể tin một nhà văn nữ xuất sắc từng có những tác phẩm mẫu mực lại có thể đặt một cái tên sách “thô tục” đến vậy. Nhưng Trì Lợi lại cho rằng, bà chỉ muốn “lột tả tất cả về một người đàn ông”.
Hễ sướng thì hét lên là một câu cách ngôn đầy khí thế, là trạng thái tinh thần mà mọi bậc tu mi nam tử đều mong muốn.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn