Giới thiệu sách Trí Tuệ Xúc Cảm (Tái Bản 2014)
Lý Giải Tại Sao Người Kém Thông Minh Lại Thành Công Hơn Những Người Thông Minh
Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lí trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới các xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt là các lớp trẻ. Các nhà tâm lí học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.
Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Golenman: Trí tuệ xúc cảm viết về vấn đề này năm 1995 thì: “Trí tuệ xúc cảm” trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ, Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Đây là một tư liệu không thể bỏ qua khi chúng ta nói đến vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm.
Cuốn sách này như là cẩm nang hướng dẫn trong chuyến du hành tới xứ sở của những xúc cảm nhầm làm sáng rõ hơn một số thời điểm gây rắc rối trong cuộc đời mỗi người và thế giới xung quanh chúng ta. Kết thúc chuyến du hành này, chúng ta sẽ hiểu tại sao trí tuệ có thể hoà hợp với xúc cảm và hoà hợp như thế nào. Sự hiểu biết ấy là rất có lợi, chỉ riêng việc quan sát thế giới tình cảm cũng đã có một hiệu ứng như trong vật lý lượng tử: nó làm biến đổi những gì được quan sát.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét những phát hiện mới nhất về cấu trúc bộ não để giải thích những lúc bối rối trong cuộc đời chúng ta, khi mà tình cảm lấn át lý trí. Mối tương tác giữa các cấu trúc bộ não qui định thái độ giận dữ và sợ hãi, đam mê và vui mừng, cho phép chúng ta hiểu được cách lập lại những thói quen tâm lý từng làm thất bại những ý đồ tốt nhất của chúng ta. Điều đó cũng giúp chúng ta hiểu được những gì chúng ta làm chủ xung lực có sức hủy hoại nhất và trái ngược nhất với mục đích chúng ta đang theo đuổi. Các dữ kiện thần kinh – logic cho phép chúng ta thấy được khả năng làm biến đổi các thói quen tâm lý của con em chúng ta.
Trong phần thứ hai – chúng ta sẽ xem xét cái có sẵn về thần kinh – logic được thể hiện như thế nào qua sự sáng suốt mà chúng ta thường chứng tỏ trong hành vi cuộc đời của mình – cái mà chúng ta gọi là trí tuệ cảm xúc: chẳng hạn, có thể làm chủ xung lực tình cảm của chúng ta, hiểu rõ nội dung tình cảm thầm kín nhất của người khác, kết nối những mối liên hệ hoà hợp với người khác. Theo cách nói của Aristote, đó là khả năng hiếm có để “tức giận với đúng người với múc độ tức giận thích hợp, đúng thời điểm, vì những lí do chính đáng”.
Quan niệm mới về trí tuệ đem lại một vai trò hàng đầu cho những cảm xúc trong năng lực cuộc đời của chúng ta. Trong phần thứ ba chúng ta sẽ thấy tại sao năng lực này được coi là có vai trò quyết định khi nó cho phép chúng ta giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, cũng như nếu thiếu nó sẽ ngăn cản chúng ta như thế nào; tại sao sức mạnh làm đảo lộn thế giới lại làm cho trí tuệ xúc cảm trở thành cần thiết hơn bao giờ hết đối với sự tiến thân của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu xem những xúc cảm tiêu cực làm cho sức khoẻ của chúng ta bị nguy hại nghiêm trọng không kém gì việc hút thuốc lá như thế nào và tìm hiểu xem sự cân bằng lâm lý góp phần duy trì sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta như thế nào…
Mời bạn đón đọc.