Giới thiệu sách Tìm Hiểu Môi Trường – Cẩm Nang Thiết Yếu Cho Khoa Học Môi Trường
“Tìm hiểu môi trường” là một công trình khoa học công phu được kết hợp biên soạn hoàn hảo giữa hai nhà khoa học Hoa Kỳ: Eldon D.enger, Giáo sư sinh học, động vật học và môi trường học, trường cao đẳng Delta, Michigan; và Bradley F.smith, Giáo sư môi trường học, trường đại học Huxley, Bellingham, Washinton.
Nội dung sách đưa ra một cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề liên quan đến môi trường trên toàn cầu hiện nay.
Điểm hấp dẫn của cuốn sách là tầm nhìn toàn cầu, sức khái quát cao, dẫn chứng bằng hình ảnh sơ đồ, biểu mẫu và con số cụ thể, chính xác, đáng tin cậy và đầy sức thuyết phục…Đặc biệt, trước bối cảnh đanh báo động của môi trường hiện tại, các tác giả không quên lật lại những trang sử cũ, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về các vấn đề môi trường quá khứ, để có cơ sở dự báo về bối cảnh tương lai…
Gái trị khoa học của cuốn sách còn thể hiện ở cách trình bày rõ ràng, khúc chiết, khoa học…theo dạng một giáo trình. Vì thế người đọc thuộc nhiều đối tượng khác nhau có thể dễ dàng tiếp thu một cách hứng thú.
Những kiến thức có giá trị và hữu ích về một lĩnh vực tuy tương đối mới lạ nhưng vô cùng gắn kết, gần gũi đời sống hằng ngày của nhân loại được trình bày đầy đủ trong sách là “tài sản” quý giá không thể thiếu trên tủ sách của độc giả.
Mục Lục:
Lời nói đầu
Phần I. Những sự kiện liên quan
Chương 1: Các mối tương quan về môi trường
Chương 2: Đạo đức môi trườn
Chương 3: Nguy cơ và chi phí: Các yếu tố của việc chọn quyết định
Phần II. Các nguyên lý của khoa học môi trường và sự áp dụng
Chương 4: Các nguyên lý khoa học tương liên vật chất, năng lượng và môi trường
Chương 5: Sự tương tác: Môi trường và sinh vật
Chương 6: Các loại hệ sinh thái và quần xã
Chương 7: Các nguyên lý về quần thể
Chương 8: Các vấn đề của dân số loài người
Phần III. Năng lượng
Chương 9: Năng lượng và nền văn minh: Các kiểu tiêu dùng
Chương 10: Các nguồn năng lượng
Chương 11: Năng lượng hạt nhân
Phần IV. Ảnh hưởng con người lên các hệ sinh thái
Chương 12: Sự tác động của con người lên các tài nguyên và hệ sinh thái
Chương 13: Quy hoạch việc sử dụng đất
Chương 14: Đất trồng và phương thức sử dụng đất
Chương 15: Phương pháp canh tác và việc phòng trừ dịch hại
Chương 16: Quản lý nước
Phần V: Ô nhiễm và chính sách
Chương 17: Vấn đề chất lượng không khí
Chương 18: Xử lý và huỷ bỏ chất thải rắn
Chương 19: Luật lệ đối với các vật liệu nguy hiểm
Chương 20: Việc quyết định chính sách môi trường
Mời bạn đón đọc.