Giới thiệu sách Tiếng Việt Mấy Vấn Đề Ngữ Âm Ngữ Pháp Ngữ Nghĩa
Cuốn sách ” Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa ” là một vựng tập gồm những bài tạp chí, những bài báo cáo tại một số hội nghị, những bài giảng soạn cho sinh viên, viết từ năm 1956 cho đến năm 1997, trong đó phần lớn đã được công bố trên các sách và tạp chí xuất bản trong nước và đôi khi ở nước ngoài. Trong sách còn có những bài đã viết từ lâu nhưng chưa được công bố do những điều kiện xuất bản trước kia, và một vài đoạn trích từ một cuốn sách chưa kịp xuất bản trong nước. Tất cả các bài cũ đều đã được bổ sung và chỉnh lý lại ít nhiều, mong cho nó được cập nhật hơn, hay ít ra cũng đỡ lỗi thời. Cho nên trong một số bài có thể có những chỗ được hành văn cách khác đi hoặc dẫn những tài liệu mang niên đại muộn hơn năm xuất bản của chính những bài ấy.
Sơ lược nội dung:
Phần thứ nhất: Ngữ Âm Học
Mấy vấn đề phân tích và giả thuyết âm vị học: Các vần có nguyên âm ngắn, các thanh điệu, các đặc trưng ngữ âm của một số phương ngữ tiêu biểu; các quy tắc trọng âm ngữ đoạn. Âm vị học phương Tây và cách viết tuyến tính đã xuyên tạc cấu trúcâm vị học của tiếng Việt như thế nào?
Phần thứ hai: Ngữ Pháp
Những vấn đề ngữ pháp đã trở thành nan giải cho tập quán tiếp cận tiếng Việt bằng con mắt của người Châu Âu ở thời kỳ đầu của ngôn gnữ họchiện đại (1920 – 1940): cấu trúc của câu và của các ngữ đoạn danh từ, vị từ, giới từ, các phạm trù ngữ pháp( giống, số, thì, thể, thức…..) – một cố gắng thoát khỏi tập – quán gò ép tiếng Việt vào mô hình tiếng Pháp. Những kết quả thu được khi người nghiên cứu chỉ căn cứ vào những sự kiện có thật của tiếng Việt, và xủ lý các sự kiện ấy một cách hiển ngôn tối đa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của lý thuyết ngôn ngữ và những thành tựu chắc chắn của loại hình học ngôn ngữ.
Phần thứ ba: Ngữ Nghĩa
Về cách phân tích nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong câu và văn bản tiếng Việt, từ những vấn đề lý thuyết chung về tiền giả định, hàm ý, hàm ngôn đến một số trường hợp cụ thể.
Cuối sách có phần phụ lục gồm: Thư mục, bảng đối chiếu thuật ngữ (Việt – Anh ), cứ liệu ngữ âm học thực nghiêm về Trọng âm. Biên giới âm tiết,…. và những danh sách bổ sung.
Mời bạn đón đọc.