Giới thiệu sách Thuyết Giảng Phật Pháp
Kalou Rinpeché sinh năm 1905, ở quận TreshoGiang Chi Rawa, trong vùng Hor, thuộc tỉnh Kham, phía đông Tây Tạng, trong vùng núi non hiểm trở này, giáp biên giới Trung Quốc, nổi tiếng vì tinh thần độc lập của cư dân. Cha của Klou thứ 13, nổi tiếng vì tài văn chương và khả năng thiền định hoàn hảo theo phương pháp Vajrâyâna*. Ông cùng vợ, Drolkar Chung Chung, mẹ của Rinpoché, là môn đệ của Jamgon Kongtrul Lodro Tayé, của Jamyang Chentse Wangpo và Mipham Rinpoché, cả ba người đều là người sáng lập cũng như dẫn dắt tinh thần trong phong trào ri mé*, phong trào này đã thúc đẩy đời sống tôn giáo ở Tây Tạng, vào khoảng cuối thế kỷ XIX bằng cách giảm bớt tầm quan trọng của những bất đồng tư tưởng giữa các trường phái truyền thống Phật giáo Tây Tạng, trong khi đó nhấn mạnh đến nền tảng chung của các dòng tu cũng như tầm quan trọng của thiền định.
Hai vợ chồng đều tịnh tâm tu hành và không lâu sau khi kết hôn, họ bắt đầu an cư tu tập. Trong thời gian này họ ít khi gặp nhau. Nhưng một đêm nọ trong khi đang ngủ, cả hai đều mơ thấy một học giả nổi tiếng, đạo sư Jamgon Kongtrul đến thăm, cho họ biết ông sẽ đến cư ngụ với họ và yêu cầu hai vợ chồng vui lòng chấp nhận. Một thời gian ngắn say đó, Drolkar Chung Chung nhận thấy mình có thai.
Giấc mơ là một điềm tốt, sự mang thai diễn ra nhẹ nhàng suôn sẻ. Drolkar Chung Chung tiếp tục cùng chồng làm việc cho đến một hôm, trong khi họ đang hái dược thảo, thì bà hiểu rằng mình sắp sinh con. Khi vội vã chạy vào nhà, họ nhìn thấy vô số cầu vồng, dấu hiệu như thế được cư dân trong vùng hiểu như điềm lành sinh con là hóa thân cao sang quền quý.
Karma Lekshé Drayang không làm theo tập quán là đưa các tulkou (một trong ba loại Nirrmânakâya) vào tu viện ngay khi còn nhỏ để được giáo dục tốt. “Nếu trẻ không phải là hóa thân cao quý, thì việc giáo dục như vậy để làm gì? Còn nếu đúng là hóa thân cao quý, thì bản thân trẻ hoàn toàn có thể tự mình tìm được thầy dạy và cách giáo dục thích hợp”. Và chính điều sau này đã diễn ra.
Cậu bé, sau khi rèn luyện đức hạnh và không còn lo nghĩ về của cải và thú vui trần tục, đôi lúc thơ thẩn trong núi và các hẻm núi, vách đá và dốc đứng hoang vu. Tự nhiên cậu bé cảm thấy tự phát trong mình lòng khao khát muốn thực hành Phật pháp và quyết tâm ấy mỗi ngày càng thêm nung nấu. Trong lúc dạo chơi thơ thẩn trong vùng núi, Rinpoché luôn ngâm các câu thần chú mantras* và ban phúc cho muông thú cá, sâu bọ cậu nhìn thấy trên đường.
Ở nhà cha cậu theo dõi việc học hành của con trai, với thái độ vô cùng nghiêm khắc. Sau khóa học đầu tiên về môn ngữ pháp, tập vieetsa và thiền địddinh, Rinpoché bắt đầu vào học trong tu viện Palpung khi 13 tuổi. Vào lúc này, Tai Sitou Rinpoché thứ 11, Péma Wangcho Gyalpo làm lễ để cậu trở thành getsul* sa di và đặt pháp danh cho cậu, Karma Rangjjung Kunkyab Rinpoché. Karma chỉ truyền thống Karma Kagyu và Rangjung Kunkhyab có nghĩa là “cái tự phát thâm nhập tất cả”.
Ở Palpung và trong các tu viện khác trong vùng Kham, Rinpoché học kinh và các mật chú (xem các từ soutra, tantra), được sự dìu dắt và khai tâm của nhiều đức Lạt ma* nổi tiếng. Khi 15 tuổi, theo truyền thống an cư tu hành vào mùa mưa do Phật Thích Ca Mâu Ni* khởi xướng, Rinpoché thuyết trình một bài pháp có ý nghĩa sâu sắc và thuyết phục về ba nguyện trước một chúng hội gồm hàng trăm nhà sư và cư sĩ.
Khi 16 tuổi, Rimpoché vào Kunzang Denchen Osal Ling, trung tâm tu tập nhập nhất do Jamgo, Kongtrul Lodro Tayé sáng lập và được sáp nhập với tu viện Palpung. Ở đó, ông nhập thất ba năm theo truyền thống dưới sự dìu dắt của vị thầy làm lễ thụ giáo, dìu dắt và dạy bảo để tu đại đức Lama Norbou Tondroup, nhờ đó ông được trao truyền toàn bộ truyền thống Karma Kagyus và Shangpa Kagyu.
Ở tuổi 25, Rinpoché sống ẩn dật đơn độc trong một thời gian dài, đi lang thang không của cải, cư trú hoặc tạm trú tuỳ nghi, không tìm cách giao thiệp với ai và cũng không nghĩ mình cần phải kết giao. Cậu sống như thế trong 12 namw, tinh tiến trong con đường tu đạo, dành cho tất cả chúng sinh một lòng từ bi, bình đẳng. Đạo sư của ông có nói: “Lòng từ bi cao hơn cả các siddhi*”. Rinpoché báo cho người biết đã đến lúc phải nhập thế và thuyết pháp.
Vì thế Kalou Tinpoché trở về Palpung và đảm nhiệm chức năng điều hành nhập thất ba năm. Cho đến lúc đó, Rangjung Rigpes Dorjé, Gyalwa Karmapa* thứ 16 nhận ra Rin poché là hóa thân của Jamgon Kongtrul Lodro Tayé. Người ta nhớ lại rằng Jamgon Kongtrul đã nói trước rằng hóa thân của người sẽ là một thầy ri mé hiến dâng đời mình cho việc khuyến khích tu nhập thất.
Ở tuổi 40, Rinpoché đi khắp Tây Tạng, đến các tu viện và trung tâm thuộc nhiều truyền thống và dòng tu khác nhau. Có một lần đến thăm Lhassa, người đã thuyết pháp cho quan nhiếp chính của đức Đạt Lai Lạt Ma* trẻ tuổi.
Năm 1955, vài năm trước khi Trung Quốc đưa quân đội đến cai quản Tây Tạng, Rinpoché theo Gyalwa Karmapa, ở Tsourpou và chính nười này đã đề nghị Rinpoché ra khỏi nước chuẩn bị cho một cuộc sống lưu vong chắc chắn phải có ở Ấn Độ, đi hành hương đến tất cả những địa điểm quan trọng của Phật giáo. Năm 1965, người lập ra tu viện của riêng mình, Samdroup Targyé Ling, ở Sonada, gần Darjeeling. Ít năm sau khi thành lập tu viện, Rinpoché xây dựng một trung tâm tu nhập thất cũng như nhiều trung tâm khác ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước Ấn Độ.
Từ năm 1971 Kalou Rinpoché thực hiện một số chuyến đi sang châu Âu và Bắc Mỹ cũng như xây dựng nhiều trung tâm ở Tây Tạng và các trung tâm tu nhập thất ba năm cho người thuyết pháp cho bốn quan nhiếp chính, những con tinh thần của Gyalwa Karmapa lúc này đã quá cố, cũng như cho hàng ngàn tulkou, Lạt ma, tăng ni và cư sĩ khoá pháp khai taam được gọi là Rinchen Tẻ Dzos hay “Ngũ đại bảo” do Jamgon Kongtrul Lodro Tayé biên soạn.
Hoạt động cụ thể của Kalou Rinpoché kết thúc ở Ấn Độ vào ngày 10/05/1989, nhưng ảnh hưởng tinh thần không ngừng tăng qua các Lạt ma và môn đệ mà người đã đào tạo.
Quyển sách này sẽ giúp cho bạn đọc có được những hiểu biết chính xác về Phật giáo Tam thừa: Hinayanâ, Mahayâna, Vajrayâna, cũng như trình bày một cách rõ ràng, súc tích những điểm cơ bản trong giáo lý, giới hạnh và thiền định dành cho những người mới theo đạo cũng như những người hành đạo lâu năm.
Mục Lục:
Lời giới thiệu
Lời dạy của Kalou Rinpoché ở Phương Tây
Tứ diệu đế
Tứ pháp của Gampopa
Bardo
Mandala
Phát nguyện
Phụ nữ, siddhis, pháp
Mahâmoudra
Lời bạt
Phụ lục
Mời bạn đón đọc.