Giới thiệu sách Thức Ăn Việt Nam
Thức Ăn Việt Nam:
Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển của con người. Thức ăn hàng ngày đã cung cấp cho chúng ta nhiều loại dưỡng chất khác nhau, có nhiệm vụ bổ sung nhau để nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sinh lực, tăng cường sức lao động, góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất của xã hội.
Muốn sử dụng có hiệu quả các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, chúng ta phải nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành nấu nướng, biết tính toán, lựa chọn thực phẩm, sử dụng hợp lý các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng, kích thích tiêu hoá, tạo điều kiện tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khoẻ. Bên cạnh đó, con người cũng phải biết bảo quản, dự trữ thức ăn sau khi thu hoạch phòng khi thiên tia, trái mùa… Tuỳ theo trình độ văn hoá, điều kiện vật chất của mỗi địa phương mà người ta có cách để dành và tồn trữ khác nhau. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì việc chế biến và tồn trữ thực phẩm càng khoa học. Người ta vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản kết hợp với kếin thức sinh hoá và vi trùng học ứng dụng vào việc bảo quản thức ăn, sản xuất nhiều loại đồ hộp có chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành công nghiệp thực phẩm càng phát triển, càng góp phần giảm nhẹ lao động gia đình, giảm nhẹ chi phí nấu nướng, tăng cường sức lao động cho sản xuất.
Nội dung của tài liệu này nhằm trang bị kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng dựa trên tinh thần giáo dục kiến thức tổng hợp; bao gồm việc tìm hiểu nguyên liệu và dụng cụ nấu nướng, cách sử dụng và bảo quản những nguyên liệu, dụng cụ đó; cách chế biến thức ăn và tồn trữ thực phẩm để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển thể chất và sinh lực của con người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sẵn có của địa phương.
Mục Lục:
Lời mở đầu
A. Giới thiệu chung về lĩnh vực chế biến món ăn
B. Những kiến thức và kỹ năng cơ bản của việc nấu ăn
Chương 1: Thực phẩm dinh dưỡng
Chương 2: Tổ chức bếp thông dụng
Chương 3: Kỹ năng nghề nghiệp.
C. Thực hành chế biến thức ăn
Chương 1: Nấu nướng
Chương 2: Tồn trữ bảo quản thực phẩm.
Mời bạn đón đọc.