Giới thiệu sách Thiết Bị Phản Ứng Trong Công Nghiệp Hoá Học – Nghiên Cứu, Tính Toán Và Thiết Kế (Tập 2)
Thiết Bị Phản Ứng Trong Công Nghiệp Hoá Học – Nghiên Cứu, Tính Toán Và Thiết Kế (Tập 2):
Nội dung của lĩnh vực “công nghệ hoá học” dựa trên những tri thức của Hoá lý cơ bản và kỹ thuật công nghệ, trong đó “kỹ thuật tiến hành phản ứng hoá học, hay còn gọi là tính toán và thiết kế thiết bị phản ứng hoá học” có thể được xem là trọng tâm của lĩnh vực công nghệ hoá học hiện đại.
Trong thực tế đào tạo, sinh viên ngành hoá học, nhóm ngành công nghệ hoá học, ngành kỹ thuật công nghệ hoá học và kể cả một bộ phận sinh viên ngành kinh tế rất cần được trang bị kiến thức của môn học này. Nó sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, trang bị cho cả những kiến thức về cơ sở nghiên cứu, thiết kế và cả phương thức tư duy chuyên ngành, qua đó chuẩn bị cho họ những điều kiện cần thiết để có thể làm việc, hoà nhập trong những tập thể khoa học kỹ thuật lớn bao gồm cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên, các kỹ sư công nghệ và cả các nhà kinh tế.
Giáo trình “Thiết Bị Phản Ứng Trong Công Nghiệp Hoá Học” là một bộ phận không tách rời của chương trình đào tạo các kỹ sư nàgnh máy và thiết bị công nghệp hoá chất và dầu khí của Trường Đại học bách khoa Hà Nội. Giáo trình được hình thành trên cơ sở các bài giảng tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và tham khảo các tài liệu có định hướng trên thế giới.
Giáo trình trình bày các nhóm kiến thức cơ bản về nghiên cứu, tính toán, thiết kế triển khai và kỹ thuật vận hành các hệ thiết bị phản ứng trong công nghiệp hoá học.
Mục Lục:
Lời nói đầu
Chương 4: Phân bố thời gian lưu và ảnh hưởng của khuấy trộn trong các thiết bị phản ứng làm việc liên tục
1. Hàm phân bố tổng và phổ phân bố thời gian lưu.
2. Xác định đường cong phân bố tổng thời gian lưu và phổ thời gianlưu bằng thực nghiệm
3. Các đặc trưng thời gian lưu trong các thiết bị phản ứng làm việc liên tục
4. Đặc trưng thời gian lưu trong thiết bị kiểu ống chảy dòng
5. Độ chuyển hoá trong các thiết bị phản ứng thực.
Chương 5: Cơ sở tính toán các quá trình và thiết bị phản ứng cho các hệ dị thể
1. Động học các quá trình hóc học dị thể.
Chương 6: Tính toán các thiết bị phản ứng xúc tác dị thể
1. Vài nét về xúc tác rắn
2. Động học các quá trình hoá học dị thể
3. Các loại thiết bị phản ứng cho các quá trình xúc tác dị thể.
Chương 7: Các quá trình và thiết bị phản ứng dị thể giữa chất rắn và một pha liên tục
1. Khái niệm chung
2. Mô hình “nhân chất rắn có lớp vỏ bọc”
3. Tính toán các thiết bị phản ứng để tiến hành phản ứng giữa một pha.
Chương 8: Các quá trình và thiết bị phản ứng hoá học giữa hai lưu thể
1. Khái niệm chung
2. Sự kết hợp giữa chuyển khối và phản ứng hoá học
3. Các thiết bị phản ứng dùng cho hệ khí – lỏng trong công nghiệp.
Chương 9: Các quá trình và thiết bị phản ứng tổng hợp polymer
1. Một số đặc điểm của sản xuất polymet trong công nghiệp
2. Động học các phản ứng polymer
3. Ảnh hưởng của cơ chế trùng hợp và loại thiết bị phản ứng lên phân bố khối lượng phân tử
4. Kỹ thuật tiến hành phản ứng polymer hoá
5. Phương pháp công nghệ trùng hợp dị thể.
Mời bạn đón đọc.