Giới thiệu sách Thập Nhị Binh Thư – Tái bản 12/10/2010
Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật đó. Thậm chí, lịch sử của cả Trung Hoa và Việt Nam còn là một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lí thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh thất bại hơn nếu là kẻ yếu. Mà đã yếu nhưng lại tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi…
Sơ lược về 12 bộ binh thư
-
Lục thao – Thái Công Khương Tử Nha
-
Tam lược – Thái Công Khương Tử Nha
-
Tư Mã binh pháp – Tư Mã Điền Nhương Tư
-
Tôn Tử binh pháp – Tôn Vũ Tử
-
Ngô Tử binh pháp – Ngô Khởi
-
Uất Liễu Tử – Uất Liễu
-
Tố Thư – Hoàng Thạch Công
-
Binh Pháp Khổng Minh – Võ Hầu Gia Cát Lượng
-
Đường Thái Tông – Lí Vệ Công vấn đối – Vệ Công Lý Tĩnh
-
Binh thư yếu lược – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
-
Binh thư yếu lược (tu chỉnh)
-
Hổ trướng khu cơ – Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ
Mời bạn đón đọc.