Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển

Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển
Giá bìa: 268.000₫
Giá bán: 214.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Trịnh Vân Thanh
  • Nhà xuất bản: Nxb văn học
  • Nhà phát hành: Cửu Đức
  • Khối lượng: 2300.00 gam
  • Kích thước: 19x27 cm
  • Ngày phát hành: 03/2008
  • Số trang: 1039

Giới thiệu sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển

Trịnh Vân Thanh

Trịnh Vân Thanh

Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển:
Làm một quyển từ điển – mới nghe qua thật là vĩ đại. Thật ra, đây chỉ là một công việc góp nhặt, ghi chép, tra cứu, phiên dịch những gì đã có trong những sách khác. Soạn giả chỉ cần chịu khó bỏ ra một thời gian nào đó – 10 hay 15 năm chẳng hạn, để sắp xếp những tài liệu sưu khảo trong các sách thành hệ thống.

Công việc làm từ điển của người trước khó khăn bao nhiêu, thì những người đi sau lại dễ dàng bấy nhiêu.
Ngoại trừ những tài liệu viết bằng chữ quốc ngữ, phần nhiều văn thơ của ta dùng rất nhiều điển cố, lấy những truyện xưa tích cũ trong các kinh điển để giãi bày tâm sự thầm kín, cốt cho lời văn thêm phần trang trọng, chữ dùng ít mà ý nghĩa cao xa. Do đó, đọc cổ văn mà không am tường điển cố, ta không biết tác giả muốn ngụ ý gì.

Có nhiều thành ngữ như “má hồng phận bạc”, “hồng nhan đa truân”, “nghiêng nước nghiêng thành”… rất thông dụng, cho nên khi đọc đến không cần tra cứu ta cũng có thể hiểu được.
Nhưng trường hợp trong thập thủ liên hoàn của thi hào Nguyễn Đình Chiểu khóc Phan Thanh Tòng, con trai của cụ Phan ThanhGiản tử trận tại Giòng Gạch, Ba Tri, có câu:
                                         “Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,
                                            Khí phách ngàn thu rỡ núi non.
                                           Gẫm chuyện ngựa Hồ chim Việt cũ,
                                            Lòng đây tưởng đó mất như còn”.

Mấy tiếng “ngựa Hồ chim Việt” do câu “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi” (Ngựa Hồ cất tiếng hí khi gió bấc thổi, chim Việt chỉ làm tổ trên  cành day về hướng Nam), dùng để chỉ lòng tưởng nhớ quê hương thắm thiết. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp khiến người đọc phải mệt trí, phải mất thì giờ tra cứu. Đó là chưa kể người đọc phải tìm xem điển cố nằm trong sách nào. Có sách tra cứu mà con phải bực mình như vậy, huống hồ nhà thiếu sách càng khổ tâm biết mấy.

Còn nhớ trong tác phẩm “Cung oan ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều vỏn vẹn có 356 câu thơ song thất lục bát, mà trên 200 câu dùng điển cố. Nào những “gấm nàng Ban”, “đàn anh họ Lý”, “bậc chị chàng vương”, “bệnh Tề Tuyên”. Không những học sinh phải điên đầu vì những câu văn súc tích rút ở những điển xưa, mà giáo sư giảng những bài cổ văn này cũng khó nuốt trôi, trừ những người thông thạo Hán văn.

Quyển “Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển” sở dĩ có là để góp mặt với các bậc đàn anh trong việc tài bồi nền văn học nước nhà. Chúng tôi mạn phép nghĩ rằng: Dù những thành ngữ điển tích rút ra từ những chữ, những điển cố vay mượn trong các sách Tàu viết bằng Hán văn, nhưng nếu đã biên soạn bằng Việt văn và những lời dẫn giải cũng được chú thích bằng tiếng Việt, thì không thể xem đó là một quyển “Thành ngữ điển tích” của người tàu được.

Giáo sư Hổ Hữu Tường trong phần định nghĩa về “Việt Nam văn học sử”: “khi nói rằng Việt Nam văn học sử thì ta phải định nghĩa cho hẳn hoi. Ở đây ta viết sử của văn học, của văn chương viết bằng tiếng Việt chăng? Đó là quan niệm thông thường trong thế giới. Không phân biệt nòi giống, màu da, hễ sáng tác bằng thứ tiếng nào, thì tác giả được liệt vào văn học sử của nước ấy. Chính cái quan điểm này đã được các nhà viết văn học sử công nhận: Theo quan niệm này, Việt Nam văn học sử là lịch sử văn học viết bằng tiếng Việt, dẫu cho người viết là nước nào…”.

Vì những lẽ trên đây, cuốn sách chỉ ghi âm những câu Hán văn bằng chữ Việt, kèm theo những lời chú thích cũng bằng tiếng Việt, dù biết như vậy sẽ khiến cho người đọc muốn tra chứ nguyên tác gặp nhiều trở ngại. Nhưng, như đã trình bày ở trên, cuốn sách này mong muốn tất cả những điển xưa tích cũ dùng trong văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ phải được liệt vào văn học sử Việt, nếu được xếp vào loại sử của văn học hay của văn chương Việt Nam.

Thêm vào phần “Thành ngữ điển tích”, cuốn sách ghi chép tất cả những danh nhân nước nhà, sắp xếp theo mẫu tự A, B, C… để khi cần tra cứu tiểu sử, công nghiệp, văn nghiệp của các vị anh hùng dân tộc, của các nhà cách mạng, của các văn hào, thi sĩ, bạn đọc sẽ tìm thấy ngay, đỡ mất thì giờ.

Quyển “Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển” hoàn thành sau một thời gian hơn 10 năm biên soạn, phiên dịch. Thời gian này, so với những công trình khảo cứu vĩ đại hàng 3, 4 chục năm trở lên, chỉ là một ngọn nến yếu ớt bên cạnh một cây đuốc sáng rực.
Tuy nhiên, quyển sách ra đời giữa lúc “củi quế gạo châu” mà phương tiện tài chính lại có giới hạn đã nói lên sự cố gắng không ngừng của nhóm siêng học. 

Mời bạn đón đọc.

 

Ở đâu bán sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, dowload sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển, Đọc sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển online, Download Ebook Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển free, Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển pdf doc prc, Xem sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển online, review sách Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển