Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006

Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006
Giá bìa: 92.000₫
Giá bán: 73.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Orhan Pamuk
  • Nhà xuất bản: Nxb văn học
  • Nhà phát hành: Nhã Nam
  • Mã Sản phẩm: 8936024911386
  • Khối lượng: 800.00 gam
  • Kích thước: 15x24 cm
  • Ngày phát hành: 12/2007
  • Số trang: 584

Giới thiệu sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006

Orhan Pamuk

Orhan Pamuk

Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006:
Orhan Pamuk, “một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương đương đại” như lời Independent o­n Sunday nhận xét, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có Pháo đài trắng và Cuộc đời mới.

“Tác phẩm của ông có sự phức tạp tinh tế của tấm hoa văn Hồi giáo trung cổ, một hiệu quả đã được đánh giá xứng đáng, bởi hiểu biết của Pamuk về quá khứ văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ thì chỉ có sự quan tâm của ông đối với triển vọng của các hình thức truyện kể hiện đại mới sánh nổi… chỉ riêng với tư cách một suy ngẫm về nghệ thuật, Tên tôi là Đỏ đã tinh tế một cách điêu luyện, đòi hỏi sự chú tâm sát sao nhất và cũng đáp đền xứng đáng” Tom Hallang, Daily Telgraph.

“Đọc cuốn sách này cũng giống như đang ở trong một giấc mơ phương xa thần diệu. Nhưng nó cũng bao hàm tính trí tuệ thực tế. Pamuk đã viết với niềm vui to lớn… Đó là một cuốn sách bạn có thể chìm đắm vào trong, và ai làm vậy sẽ được nếm trải sự sung sướng”. Alan Massi, The Scontsman.

“Thuyết phục một cách đau lòng… cuốn sách này về hình thức vừa thông minh, vừa dí dỏm và nói về những vấn đề nghiêm túc. Nhưng ngay cả lời mô tả gộp này cũng chưa nói hết được điều theo tôi đã làm nên sự lớn lao đích thực của cuốn tiểu thuyết, vốn nằm ở chỗ nó thực hiện được một cách thoải mái những gì các tiểu thuyết gia vẫn luôn cố gắng vươn tới nhưng rất ít người làm được. Nó truyền đạt lại đời sống hàng ngày giữa vấn vít xúc cảm, óc não và thể xác một cách đầy thuyết phục, và nó thực hiện điều đó với đầy trắc ẩn, rộng lượng, nhân tình”. Dick Davis, Times Literary Supplement.

“Một cuốn thriller triết học xây dựng xung quanh sự va chạm giữa hai quan niệm về ý nghĩa nghệ thuật, cũng là một vực thẳm giữa hai nền văn minh khác biệt. Những tác phẩm lớn luôn nói về thời đại của mình; trong tuần lễ đầy những vụ đánh bom tự sát ở Mỹ, tiểu thuyết xuất sắc này lớn tiếng đòi ta phải chú ý… Đó là một tác phẩm thâm thúy với căn rễ sâu xa. Vượt xa một tiểu thuyết lịch sử thống nhất cả quá khứ lẫn hiện tại, cũng như tài năng nghệ thuật đỉnh cao với sự hấp dẫn đại chúng đã biến Pamuk thành tác giả đương đại lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ… Tên tôi là Đỏ, với những câu chuyện lồng trong truyện, tư biện triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể làm được… mê hôn.”.

Mời bạn đón đọc.


Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006

Bản sắc văn hóa Orhan Pamuk
(Chủ Nhật 16/12/2007)

Dịch giả Phạm Viêm Phương sống nhiều năm trong nghề dịch sách văn học. Ông vừa cho ra mắt bản tiếng Việt tiểu thuyết Tôi tên là Đỏ (NXB Văn học và Nhã Nam ấn hành) của nhà văn Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ) đoạt giải Nobel 2006. Nhân dịp này, ông đã trao đổi một số vấn đề xung quanh công việc dịch thuật của mình

Dịch giả Phạm Viêm Phương sống nhiều năm trong nghề dịch sách văn học. Ông vừa cho ra mắt bản tiếng Việt tiểu thuyết Tôi tên là Đỏ (NXB Văn học và Nhã Nam ấn hành) của nhà văn Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ) đoạt giải Nobel 2006. Nhân dịp này, ông đã trao đổi một số vấn đề xung quanh công việc dịch thuật của mình

– Tác phẩm này được dịch sang tiếng Anh, phục vụ người đọc trong thế giới tiếng Anh, nên dịch giả đã chuyển nhiều địa danh, nhân danh, tựa của nhiều cổ thư Thổ Nhĩ Kỳ sang tiếng Anh. Nếu làm theo như vậy, tôi thấy cũng quái gở (truyện nước Thổ mà đầy những tên riêng bằng tiếng Anh), và cũng phản dân chủ (lấy văn hóa Anh – Mỹ làm trung tâm quy chiếu và gạt bỏ bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ). Nên tôi đã hì hục truy tìm trong Internet (những website về văn hóa, lịch sử, du lịch Thổ), để trả chúng về tiếng Thổ (dĩ nhiên là ở dạng Latinh hóa). Gần đây Nhã Nam có chuyển cho tôi bản tiếng Thổ của tác phẩm này và khi đối chiếu, tôi thấy hài lòng vì phần lớn công việc truy nguyên của tôi là chính xác.

Một nỗ lực khác của tôi trong khi dịch là làm cước chú, với mục tiêu giúp bạn đọc hiểu rõ văn bản hơn là phô diễn công lao tra cứu của mình. Hy vọng khi đọc tác phẩm, bạn cũng thấy thú vị với những chú thích này, y như tôi đã thích thú khi tra cứu được chi tiết đó.

. Nghề dịch sách văn học hiện nay có “sống được” hay không, hay anh chỉ làm vì yêu thích?

– Bạn thường nghe nói “Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của phụ nữ”. Tôi muốn nói thêm là “đằng sau thất bại của người đàn ông thì chỉ có cái lưng của chính họ”. Như thế, nếu bản dịch của tôi bị đánh giá là tồi, đó là do chính tôi. Tuy bà Huỳnh Kim Oanh là cộng sự đắc lực và chí cốt của tôi, nhưng bà ấy không có trách nhiệm gì trong thất bại của tôi. Còn nếu bạn muốn biết bà ấy đóng vai trò cỡ nào trong Tên tôi là Đỏ (nếu nó được coi là bản dịch chấp nhận được), xin bạn đọc lại câu bạn thường nghe nói ở trên.

. Dịch tức là đọc rất kỹ một cuốn sách. Dịch xong Tên tôi là Đỏ, anh rút ra được điều gì?

– Ngoài những nhận định về tác phẩm nhằm giải mã nó mà tôi đã trình bày trong bản dịch, tôi còn suy nghĩ về con đường tới thành công của Pamuk, một nhà văn ở một nước có thể gọi là nhỏ bé trên bản đồ kinh tế cũng như văn học thế giới. Tóm lại, ông ở một nước chẳng khác Việt Nam là mấy. Sau nhiều năm viết lách, Pamuk nhận ra rằng (qua trả lời phỏng vấn) muốn có chỗ đứng ở nước ngoài, nhất là phương Tây, tác phẩm của ông phải có đậm bản sắc văn hóa riêng. Điều đó thúc đẩy ông bỏ công nghiên cứu văn hóa dân tộc. Trong Tên tôi là Đỏ, ông cho thấy kiến thức sâu rộng về văn hóa Thổ, nhất là lịch sử hội họa. Ông có thể tả cho bạn thấy đường ra lối vào, các lầu gác cung điện Tokapi của vua Thổ ngày xưa, hay nội dung và bố cục của các bức tranh nổi tiếng trong lịch sử hội họa Thổ. Ông đã khéo đan xen những kiến thức này vào cốt truyện mà không lộ ra vẻ phô trương kiến thức. Điều đó có nghĩa là việc sáng tác của ông không tách rời khỏi và dựa rất nhiều vào việc nghiên cứu tìm hiểu.

Tôi chẳng biết gì mấy về nước Thổ và Hồi giáo, nhưng qua việc dịch Pamuk, tra cứu về Hồi giáo và nước Thổ, tôi thấy cảm mến đất nước và tôn giáo đó (có lẽ lòng yêu mến phải phát sinh từ hiểu biết). Con người ở đâu cũng gặp những vấn đề tương tự nhau nhưng cách tiếp cận, suy nghĩ và giải quyết vấn đề của họ có thể khác nhau, mà nguyên do thường là vì khác biệt văn hóa hoặc tôn giáo. Có lẽ nhờ am hiểu cả phương Tây lẫn văn hóa dân tộc, nhìn thấy khác biệt giữa hai thế giới, mà Pamuk có thể hình thành cốt truyện cho tác phẩm của ông. Tôi nghĩ kinh nghiệm này là có ích cho cả người đọc lẫn người viết ở nước ta.

Không khí Thổ Nhĩ Kỳ trong Tôi tên là Đỏ gần như được chuyển tải nguyên vẹn như bản sắc vốn có của đất nước này trong thế kỷ 16. Diễn biến chính của câu chuyện xảy ra trong 9 ngày mùa đông tuyết rơi năm 1591 tại Istanbul, thời trị vì của Ottoman Sultan Murat III. Câu chuyện pha trộn những điều bí ẩn với các thách đố triết học của đế chế Ottoman một thời. Sau Tôi tên là Đỏ, những tác phẩm như Tuyết và Pháo đài trắng của Orhan Pamuk sẽ có bản dịch tiếng Việt.

THANH KIỀU thực hiện
(Theo Báo NLĐ)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006

(Thứ hai, 31/12/2007)
Cuốn sách là một hỗn hợp sắc bén giữa truyện vụ án, ngụ ngôn hậu hiện đại, tiểu thuyết lãng mạn lịch sử, và đặc biệt là ấn tượng về vẻ đẹp vĩnh hằng, huyền bí của Istanbul.

Tên tôi là Đỏ có thể lay động gì tới đông đảo độc giả Việt Nam? Một câu trả lời thật khó mà cặn kẽ. Bởi bản thân cuốn tiểu thuyết này đã chứa đựng những thách thức. Không phải bề dày đồ sộ của gần 600 trang sách khổ lớn. Cũng không phải một câu chuyện vụ án ly kỳ có tới 3 án mạng bi thảm xảy ra. Các chương sách sẽ lôi tuột độc giả hướng về Istanbul của bốn trăm năm về trước, để lắng nghe lời thì thầm sâu thẳm của đô thành này, để thấu hiểu những mâu thuẫn trong quá khứ và hiện tại của Istanbul, cùng vẻ đẹp vĩnh hằng của nó.

Tùy theo hành trình khám phá của độc giả, có nhiều câu chuyện đan xen trong cuốn sách đa tầng ý nghĩa này. Nhưng ấn tượng nhất là Istanbul, với đủ góc độ từ kinh thành tráng lệ cho tới những con phố nhỏ tối tăm. Đô thành ấy chứa đựng một bề dày văn hóa mà tiêu biểu là những cuốn sách của các nhà tiểu họa đạo Hồi, những người nhìn cuộc sống từ trên đỉnh cao của Thượng đế, dày công lặp lại hình thái nghệ thuật truyền thống, với họ, “cái Đẹp của thế giới thuộc về Allah”.

Một trong những chương sách gây sức hút nhất trong cuốn tiểu thuyết là chương 51. Trong đêm khuya thanh vắng, giữa một đêm mùa đông buốt giá, nhà tiểu họa già Osman đắm mình trong Quốc khố, lật giở những trang sách mình mơ ước suốt mấy chục năm qua. Một họa sĩ bậc thày với những ngón tay già nua bị tê cóng vì lạnh đang hào hứng bước vào thế giới của những xúc cảm tinh tế và đẹp đẽ của hàng nghìn trang sách quý. Ông không hay biết rằng say mê của mình đang đánh thức cả một bề dày quá khứ nhỏm dậy, và trong khoảnh khắc vui sướng tột độ ấy, Osman đã lấy cây kim từng đâm chọc mắt một nhà tiểu họa bậc thày để ấn vào mắt mình, với thái độ can đảm, bình tĩnh và kiên quyết. Các nhà tiểu họa Hồi giáo bao giờ cũng ẩn giấu trong mình khao khát được mù, sau nhiều năm cống hiến.

Điểm nổi bật trong Tên tôi là Đỏ là sự đa thanh của các giọng điệu. 59 chương sách không có chương nào để lẫn hai giọng điệu đan xen. Mỗi người có một tiếng nói riêng. Cả con chó, cả xác chết, cả màu sắc… đều cất lên thứ ngôn ngữ riêng của mình. Đan cài trong những vụ án mạng, những giọng điệu xếp hàng thẳng dẫn dụ độc giả trôi vào một thế giới đầy màu sắc. Những tiếng nói không bị hạn chế tầm nhìn đã va đập dội vào nhau, là chất liệu làm nên một bầu không khí tin cậy về độ trung thực song lại mới mẻ đáng kinh ngạc với một cuốn tiểu thuyết lịch sử.

Một điều sung sướng khác: câu hỏi lớn dành cho Orhan Pamuk, vì sao giải Nobel Văn học cao quý lại đến với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ nhỏ bé sẽ được chính độc giả giải mã trong cuốn sách dày dặn này. Không phải sự đầu tư vô cùng lớn lao của Pamuk với chi tiết của hàng nghìn bức tiểu họa được dày công nghiên cứu. Cũng không hẳn là một cái nhìn giằng co căng thẳng giữa Đông và Tây luôn hiện diện trong các sáng tác của ông. Vượt lên trên đó là bản sắc văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ, là tình yêu của nhà văn đối với một thành phố đầy thăng trầm và biến động. Chính điều đó làm nên sức lay động trong cái nhìn sâu thẳm về lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, trên hành trình truy tìm linh hồn đau khổ của thành phố quê hương của Pamuk. Có thể nói, chính Istanbul cùng số phận của mình đã tạo nên Pamuk, một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương đương đại.

Tên tôi là Đỏ được lấy từ một chương sách là một cảm hứng bất tận trong cuốn tiểu thuyết này. Như đã nói, tác phẩm là một thách thức đối với độc giả, không phải vì câu chuyện vụ án chỉ được giải mã ở phần kết, mà người đọc sẽ cảm nhận và ngấm dần một nền văn hóa vốn đang bị lãng quên, nơi giao thoa giữa châu Âu và châu Á. Trên hành trình khám phá ấy, điều bất ngờ đó là một cái nhìn gần gũi và thân thuộc như trong bất kỳ xã hội nào: những mối tình tuyệt đẹp, những đè nén tâm lý, những khát khao đầy bản năng… mà điểm khác biệt chính là cách giải quyết vấn đề ấy, với những lý giải của văn hóa và tôn giáo của đô thành Istanbul thế kỷ 16. Tác phẩm là một cột mốc văn học với giải thưởng Nobel 2006, là kiệt tác xứng đáng để giới thiệu tên tuổi của Pamuk đến với thế giới, trong đó có độc giả Việt Nam.

Mi Linh

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 

Ở đâu bán sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006 giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006, dowload sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006, Đọc sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006 online, Download Ebook Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006 free, Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006 pdf doc prc, Xem sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006 online, review sách Tên Tôi Là Đỏ – Nobel Văn Chương 2006