Giới thiệu sách Tây Du Ký Qua Cách Nhìn Của Người Học Phật
Tây Du Ký là bộ sách thần thoại mang tính cách lãng mạn, được Ngô Thừa Ân dầy công nghiên cứu viết ra những hình ảnh tưởng tượng trong mọi tình tiết ở từng chương hồi. Khi đọc ta cảm thấy rất thú vị và hấp dẫn như việc tả cảnh Long cung, Thiên cung, Địa phủ, Hang quỷ, Động tiên…. cả việc đánh võ, đấu phép, biến hoá thật tài tình và những nhân vật ma quái diễn tả giống như thật làm cho người đọc cảm thấy ghê rợn, nhưng lại rất thích thú….
Hầu như tình tiết trong Tây Du Ký là để ngụ ý biểu hiện lên nghĩa lý cao siêu, sâu xa trong Phật giáo nhưng ít ai để ý, và những nhân vật trong truyện là hình ảnh tượng trưng thể hiện ý nghĩa về tâm linh, do đó khi xem Tây Du Ký hãy nên xem lại chính mình thì mới thấy cái hay của truyện.
Nếu cho rằng Tây Du Ký là pháp thế gian thì người học Phật phải biết chuyển hoá từ thế pháp sang Phật pháp, giống như đức Phật chuyển nghi thức bài “Lễ-bái-lục-phương” của Bà-la-môn thành pháp của Phật (Kinh Thi Ca La Việt) vậy. Cũng như người khéo biết sử dụng việc thì biến cái xấu thành cái tốt, biến dở thành hay, biến cỏ rác phẩn uế làm thành hoa đẹp thơm để mọi người cùng thưởng thức. Do đó cổ nhân có nói: “Biến nắm đất thành vàng ròng” hay câu “Phật pháp không ngoài thế gian pháp” là ý này vậy. Hơn nữa, người học Phật nếu nhìn tất cả thế pháp bằng cái nhìn Phật pháp thì không có tác ý tạo nhân bất hảo và ác nghiệp.
Là truyện của người xưa để lại, tuy có hư cấu và huyền thoại, nhưng nó là một tác phẩm văn học nói lên một triết lý tâm linh thật sâu xa thực tiễn.
Mục lục:
Lời đầu sách
Dẫn nhập
Huyền sử hay chính sử
Tất cả là một
Ý thức từ đâu?
Công năng ý thức
Ý mã
Tâm – vượn
Ngoại chương
Nội chương
Hạnh đủ quả tròn
Đường Tăng
Trư Ngộ Năng
Sa Ngộ Tịnh
Long mã
Lời kết
Mời bạn đón đọc.