Giới thiệu sách Tan Biến – Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest
Dường như có một rào cản vô hình quanh những đỉnh núi cao nơi đây mà không một ai có thể vượt lên được. Dĩ nhiên, nguyên nhân thật sự nằm ở chỗ từ độ cao 8.847m trở lên, tác động của áp suất không khí thấp lên cơ thể con người nghiêm trọng đến mức làm cho việc leo núi gần như bất khả thi, một cơn bão nhỏ cũng có thể gây chết người. Điều kiện thời tiết và mặt tuyết hoàn hảo nhất cũng chỉ cho họ một cơ hội thành công nhỏ nhoi nhất, và không một đoàn thám hiểm nào có thể quyết định trước được ngày chinh phục đỉnh…
Người ta không lấy làm ngạc nhiên khi đỉnh Everest không hề chịu khuất phục con người chỉ sau vài nỗ lực đầu tiên; thật ra, nếu việc chinh phục đơn giản như vậy thì các nhà leo núi hẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên và rất buồn lòng, bởi vì nó không còn là một ngọn núi vĩ đại nữa. Có lẽ chúng ta đã trở nên hơi kiêu ngạo với những công nghệ tiên tiến như đôi đế đinh và giày cao su, với kỷ nguyên chính phục dễ dàng bằng phương tiện cơ giới. Chúng ta đã quên rằng Everest vẫn đang nắm giữ chiếc chìa khoá mà các nhà leo núi cần để đi đến thành công và nó sẽ chỉ trao cho họ khi nó muốn mà thôi. Còn lý do khác khiến cuộc phiêu lưu này quyến rũ các nhà leo núi đến như vậy?
Khi Jon Krakauer lên được đỉnh Everest vào đầu giờ chiều ngày 10 tháng 5 năm 1996, anh đã không ngủ trong 57 giờ liền và đang quay cuồng vì những tác động lên não của chứng hạ oxy huyết. Khi anh quay lưng để bắt đầu chuyển xuống núi nguy hiểm từ độ cao 8.848m (xấp xỉ độ cao của một chiếc máy bay Airbus), hai mươi nhà leo núi khác vẫn đang tận lực bò lên đỉnh mà không biết rằng bầu trời đã bắt đầu vần vũ mây…
Trong hồi ức sau cùng này về mùa leo núi tang tóc nhất trong lịch sử Everest, Jon Krakauer đã đưa người đọc từng bước một từ Kathmandu lên đến đỉnh núi chết chóc, mở ra một câu chuyện nghẹt thở, làm người đọc rùng mình và kinh hãi.
– “Một câu chuyện đau lòng về những nguy hiểm của môn leo núi cao, một câu chuyện về vận rũi, nhận định sai lầm và chủ nghĩa anh hùng đầy bi tráng” – Tuần báo People.
– “Thắt tim… nhưng tỉnh táo… không thể không cảm động khi đọc quyển sách” – Tạp chí Entertainment Weekly
– “Từng chữ một đều hấp dẫn và đau đớn giống như bestseller Into the Wild năm 1996 của tác giả” – Nhật báo New York Times
– “Một trong một quyển sách mạo hiểm hay nhất của mọi thời đại” – Nhật báo Wall Street Journal.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Chương 1: Đỉnh Everest, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.847 mét
Chương 2: Dehra Dun, Ấn Độ, năm 1952, 681 mét
Chương 3: Phía trên Bắc Ấn Độ, ngày 29 tháng 3 năm 1996, 9.144 mét
Chương 4: Phakding, ngày 31 tháng 3 năm 1996, 2.800 mét
Chương 5: Lobuje, ngày 8 tháng 4 năm 1996, 4.938 mét
Chương 6: Trạm Căn cứ núi Everest, ngày 12 tháng 4 năm 1996, 5.364 mét
Chương 7: Trại Một, ngày 13 tháng 4 năm 1996, 5.944 mét
Chương 8: Trại Một, ngày 16 tháng 4 năm 1996, 6.553 mét
Chương 9: Trại Hai, ngày 28 tháng 4 nằm 1996, 6.492 mét
Chương 10: Mặt Lhotse, ngày 29 tháng 4 năm 1996, 7.132 mét
Chương 11: Trạm Căn cứ, ngày 6 tháng 5 năm 1996, 5.364 mét
Chương 12: trại Ba, ngày 9 tháng 5 năm 1996, 7.315 mét
Chương 13: Triền Đông Nam, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.412 mét
Chương 14: Đỉnh núi, 1:12 chiều, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.848 mét
Chương 15: Đỉnh núi, 1:25 chiều, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.848 mét
Chương 16: Đèo Nam, 6:00 sáng, ngày 11 tháng 5 năm 1996, 7.925 mét
Chương 17: Đỉnh núi, 3:40 chiều, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.848 mét
Chương 18: Triền Đông Bắc, ngày 10 tháng 5 năm 1996, 8.702 mét
Chương 19: Đèo Nam, 7:30 sáng, ngày 11 tháng 5 năm 1996, 7.925 mét
Chương 20: Mũi Geneva, 9:45 sáng, ngày 12 tháng 5 năm 1996, 7.894 mét
Chương 21: Trạm Căn cứ Everest, ngày 13 tháng 5 năm 1996, 5.364 mét
Thay lời kết: Seattle, ngày 29 tháng 11 năm 1996, 82 mét
Lời chú.
Mời bạn đón đọc.