Giới thiệu sách Sự Tích Nước Biển Mặn (Song Ngữ)
Bé yêu nào cũng luôn hiếu kỳ về những sự vật, sự việc xung quanh bản thân mình với hàng vạn câu hỏi tại sao. Tại sao lại có trái dưa hấu, vỏ màu xanh mà khi bổ ra lại đỏ, tại sao cây xấu hổ lại co rụt lá vào mỗi khi chạm phải, hay vì sao nước biển màu xanh mà không phải màu vàng, con được sinh ra từ đâu… Tuyển tập song ngữ cổ tích Việt Nam sẽ đem đến cho các bé sự lí giải về những sự việc xung quanh dưới một góc nhìn khác, đồng thời đem đến cho các bé những bài học làm thế nào để trở thành người tốt.
Sự tích nước biển mặn nằm trong bộ truyện Cổ tích Việt Nam song ngữ. Tất cả chúng ta đều biết rằng nước biển thì luôn có vị mặn trong khi nước mưa, nước ở ao hồ, sông suối thì không. Vậy bé có biết tại sao không. Sự tích nước biển mặn sẽ giải thích cho bé điều đó. Chuyện kể về một chàng trai nghèo, chàng có một người anh giàu có nhưng lại tham lam và ích kỉ. Một năm mất mùa, chàng trai nghèo đến nhờ anh giúp đỡ nhưng người anh lại vứt cho em một cái bánh mốc meo. Người em đem đổi chiếc bánh mốc meo lấy chiếc nồi đá của quỷ. Nhưng thật không ngờ chiếc nồi đá ấy lại là nồi cầu gì ước thấy. Nhờ chiếc nồi đất người em đã giúp đỡ dân làng và mình có một cuộc sống sung túc giàu có. Tuy nhiên một gã buôn muối đã lấy trộm chiếc nồi và vội vã lên thuyền ra biển, gã đã ước có thật nhiều muối để có thể kinh doanh kiếm lời. Nhưng không ngờ chiếc thuyền bị đắm, cả chiếc nồi và số muối đều chìm xuống biển, đến bây giờ chiếc nồi ấy vẫn không ngừng sản xuất ra muối và đó là lí do vì sao nước biển lại mặn. Câu chuyện là lời nhắc nhở đến mọi người ở hiền thì gặp lành, kẻ tham lam ích kỉ cuối cùng sẽ chẳng có gì.
Điều đặc sắc của những cuốn sách này chính là phần tranh được vẽ minh họa rất đáng yêu, gần gũi. Nội dung là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, được kể lại rất gần với phiên bản cổ tích thường lưu truyền, lời văn lại rất gần gũi với phong cách ngôn ngữ hiện đại nên chắc chắn các bạn nhỏ không cảm thấy xa lạ mà sẽ được đọc những câu chuyện cổ tích cũ đầy mới mẻ.
Mời bạn đón đọc.