- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Sóng Đưa Nước
Không cần có cốt truyện với những chương hồi lớp lang, mạch lạc, Sóng Đưa Nước cho ta cái cảm giác bềnh bồng như đang thả ngửa người trên mặt hồ, để mặc những cơn gió và những ngọn sóng đưa ta trôi đến đâu thì trôi.
Một loại truyện viết ngẫu hứng theo tâm trạng nhân vật là chính, chẳng cần theo một trật tự nào. Tưởng rằng lan man không chủ đích nhưng cuối cùng vẫn ra một câu chuyện đầy đặn. Nhân vật chính – một phụ nữ đẹp, chắc chắn vậy – là Việt kiều về nước làm việc, thậm chí chẳng cần có tên. Trong suốt cuốn truyện, chỉ đôi lần cô được gọi là Ma Thị, biệt hiệu mà "con ma Hà Nội", một "người yêu không bao giờ cưới", đã đặt cho cô. Làm việc trong ngành nghệ thuật thời trang, cô sống khá thoải mái, phóng khoáng. Cô có tâm hòn ăn uống, thích di chuyển, đọc sách, nghe nhạc, uống rượu, yêu đương… cái gì cũng tới nơi tới chốn. Vây quanh cô có không ít bạn trai bạn gái, thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, cũng đủ trò đủ chuyện. Họ ăn diện, chơi blog, facebook, enjoy cuộc sống… đúng mốt thời thượng.
Và mỗi người cũng một số phận, một tính cách, nửa thật nửa ảo, y như cơ man con người đang sống trong xã hội hôm nay. Nửa thật nửa ảo, nhưng nỗi buồn nỗi đau về tình người tình đời lại luôn luôn là thật. Một cuộc hôn nhân tan vỡ với lý do ông chồng bỗng nhận ra "không thể dành hết cuộc đời mình cho chỉ một người đàn bà", một cuộc tình bế tắc đến nỗi "lần gặp nhau nào cũng có thể là lần sau cùng", những tình bạn sớm nắng chiều mưa… Cô chịu đựng tất cả, không dễ dàng nhưng cũng không bi lụy, vẫn làm việc và vẫn sống đúng với con người của mình…
Đã khá lâu tôi mới được đọc một tác giả viết về tâm lý phụ nữ – và cả tâm lý "bọn đàn ông" nữa – hay như thế. Từng trang một bóc tách dần tính cách, tâm lý, thói sống… của từng nhân vật, nhẹ nhàng như không và khó có thể chính xác hơn. Với lối viết đầy cảm xúc và chi tiết rất thật này, rất dễ có cảm giác đây là cuốn… tự truyện của một blogger nổi tiếng có nickname Chị Đẹp. Cũng có thể đúng mà cũng có thể không. Nhưng nỗi bồi hồi man mác và tiếng thở dài để lại sau khi bạn gấp sách là hoàn toàn có thật. Cuộc sống sao vẫn cứ là những câu chuyện quá buồn!
***
"Dữ dội và dịu êm", đó là những gì người đối diện có thể cảm nhận được ở chị: Một người phụ nữ gốc Huế, lớn lên tại Sài Gòn và đã sống tại nhiều nơi chốn. Dù từng trải, hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau nhưng chị vẫn giữ được nét tinh tế, dịu dàng của một phụ nữ Việt.
Chị đã từng nổi tiếng với vai trò của nhà thiết kế nhãn hiệu thời trang Ordinary; từng nhiều năm làm giám đốc điều hành công ty quảng cáo CI. Hiện nay, mọi người lại biết đến chị với tư cách nhà thiết kế kiêm giám đốc nhãn hiệu của hãng túi xách Desino.
Có lẽ cũng không quá khi so sánh chị như một bức tranh nhiều màu sắc.
Trong sắc màu ấy, ta còn được đọc những bài tùy bút được thể hiện với văn phong bay bướm, thân mật, dí dỏm của một blogger; ta còn ngắm những bức tranh nồng nàn nữ tính mà chị đã tung hứng cảm xúc như một sự đam mê, như một nếp thư giãn…
Đấy là Chị Đẹp. Một người mà phụ nữ vừa có thể yêu mến vừa có phần ganh tị, đàn ông lại luôn tò mò.
(Tạp chí Bazaar, số 11/2011)
Mời bạn đón đọc.
Sóng đưa nước
PNO – Sóng đưa nước là tác phẩm đầu tay của một blogger nổi tiếng: Chị Đẹp.
Từ thời còn yahoo 360, chị đã viết và đều đặn mỗi ngày đều post lên đó những gì mình đã viết. Lâu nay hầu như nhiều cây bút mới cũng đã sử dụng phương tiện tuyệt vời của thời đại kỹ thuật số này, nhờ vậy, những trang viết của họ được phản hồi ngay trong cộng đồng mạng. Sự tương tác này cũng là một "chất men" kích thích người viết mới.
Với cách làm này, tác phẩm Sóng đưa nước (NXB Hội Nhà văn) của Chị Đẹp, trước đó khá lâu đã được thế giới @ biết đến. Rõ ràng, thế giới của facebook, của yahoo… cũng là một kênh thông tin khá phổ biến để quảng bá tác phẩm văn học.
Khi viết Sóng đưa nước, Chị Đẹp cho biết đã lấy cảm hứng từ những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Cảm hứng của Sóng đưa nước là viết về một cuộc ly biệt, nói cách khác là sự chia tay của hai người, vì lẽ gì đó mà họ không thể đến với nhau được. Thế nhưng, sự "đưa tiễn" ở đây nhẹ nhàng hơn và không bi lụy như thế hệ trước. Bởi khi đã không đến với nhau được, chấp nhận sự chia tay cũng là lựa chọn tốt đẹp của hai người. Họ không níu kéo trong sự vô vọng mà tìm "lối thoát" tốt nhất cho cả hai. Thì ra, cũng là một chủ đề "Tống biệt hành" nhưng mỗi thế hệ lại có cách nhìn nhận, ứng xử khác nhau.
Chị Đẹp cho rằng: "Chẳng ai chết vì yêu, cũng chẳng ai chết vì hết yêu, và cũng chẳng ai chết vì bị mất người yêu. Tuyệt vời hơn nữa, chẳng ai chết vì bỏ người yêu". Có thể xem đây là một quan niệm sống của một lớp người ở thế kỷ XXI. Nhưng không phải vì thế, ta cho rằng họ "thực dụng", không quý trọng tình cảm của nhau mà ngược lại là khác. Theo tôi, ý nghĩa tích cực của nó là họ không mê đắm và mù quáng khi cả hai không thể tìm thấy mẫu số chung. Vậy sự níu kéo liệu có ích gì?
Nhân vật chính trong Sóng đưa nước là có cái tên ngộ nghĩnh: Ma Thị đã có đời sống nội tâm phong phú. Ma Thị kết bạn với nhiều bạn gái cùng trang lứa và từ đó, ngoài chuyện tình yêu còn là những vần đề mà họ quan tâm như facebook là thế giới thật hay ảo? hoặc với đôi bạn gái thân thiết, khi có người đàn ông xuất hiện thì liệu chuyện gì sẽ xảy ra? v.v… Trong tập sách này, nhiều vấn đề lý thú như thế được lồng vào một cách tinh tế mà tác giả có chủ đích phân tích tâm lý của các nhân vật trong đó.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức khi viết tựa cho tập Sóng đưa nước cảm nhận: "Đã khá lâu tôi mới được đọc một tác giả viết về tâm lý phụ nữ – và cả tâm lý "bọn đàn ông" nữa – hay như thế. Từng trang một bóc tách dần tính cách, tâm lý, thói sống… của từng nhân vật, nhẹ nhàng như không và khó thể chính xác hơn".
(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 13/12/2012)
L.V.N
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sóng đưa nước
PNO – Sóng đưa nước là tác phẩm đầu tay của một blogger nổi tiếng: Chị Đẹp.
Từ thời còn yahoo 360, chị đã viết và đều đặn mỗi ngày đều post lên đó những gì mình đã viết. Lâu nay hầu như nhiều cây bút mới cũng đã sử dụng phương tiện tuyệt vời của thời đại kỹ thuật số này, nhờ vậy, những trang viết của họ được phản hồi ngay trong cộng đồng mạng. Sự tương tác này cũng là một "chất men" kích thích người viết mới.
Với cách làm này, tác phẩm Sóng đưa nước (NXB Hội Nhà văn) của Chị Đẹp, trước đó khá lâu đã được thế giới @ biết đến. Rõ ràng, thế giới của facebook, của yahoo… cũng là một kênh thông tin khá phổ biến để quảng bá tác phẩm văn học.
Khi viết Sóng đưa nước, Chị Đẹp cho biết đã lấy cảm hứng từ những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Cảm hứng của Sóng đưa nước là viết về một cuộc ly biệt, nói cách khác là sự chia tay của hai người, vì lẽ gì đó mà họ không thể đến với nhau được. Thế nhưng, sự "đưa tiễn" ở đây nhẹ nhàng hơn và không bi lụy như thế hệ trước. Bởi khi đã không đến với nhau được, chấp nhận sự chia tay cũng là lựa chọn tốt đẹp của hai người. Họ không níu kéo trong sự vô vọng mà tìm "lối thoát" tốt nhất cho cả hai. Thì ra, cũng là một chủ đề "Tống biệt hành" nhưng mỗi thế hệ lại có cách nhìn nhận, ứng xử khác nhau.
Chị Đẹp cho rằng: "Chẳng ai chết vì yêu, cũng chẳng ai chết vì hết yêu, và cũng chẳng ai chết vì bị mất người yêu. Tuyệt vời hơn nữa, chẳng ai chết vì bỏ người yêu". Có thể xem đây là một quan niệm sống của một lớp người ở thế kỷ XXI. Nhưng không phải vì thế, ta cho rằng họ "thực dụng", không quý trọng tình cảm của nhau mà ngược lại là khác. Theo tôi, ý nghĩa tích cực của nó là họ không mê đắm và mù quáng khi cả hai không thể tìm thấy mẫu số chung. Vậy sự níu kéo liệu có ích gì?
Nhân vật chính trong Sóng đưa nước là có cái tên ngộ nghĩnh: Ma Thị đã có đời sống nội tâm phong phú. Ma Thị kết bạn với nhiều bạn gái cùng trang lứa và từ đó, ngoài chuyện tình yêu còn là những vần đề mà họ quan tâm như facebook là thế giới thật hay ảo? hoặc với đôi bạn gái thân thiết, khi có người đàn ông xuất hiện thì liệu chuyện gì sẽ xảy ra? v.v… Trong tập sách này, nhiều vấn đề lý thú như thế được lồng vào một cách tinh tế mà tác giả có chủ đích phân tích tâm lý của các nhân vật trong đó.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức khi viết tựa cho tập Sóng đưa nước cảm nhận: "Đã khá lâu tôi mới được đọc một tác giả viết về tâm lý phụ nữ – và cả tâm lý "bọn đàn ông" nữa – hay như thế. Từng trang một bóc tách dần tính cách, tâm lý, thói sống… của từng nhân vật, nhẹ nhàng như không và khó thể chính xác hơn".
(Báo phunuonline.co.vn giới thiệu ngày 13/12/2012)
L.V.N
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn