Giới thiệu sách Sơn Vương – Nhà Văn, Người Tù Thế Kỉ (Tập 1)
Sơn Vương – Nhà Văn, Người Tù Thế Kỉ
Sơn Vương – Nhà văn, Người tù khổ sai thế kỷ… là một thiên thảo luận ngắn về nhà văn vốn là tướng cướp Sơn Vương hồi đầu thế kỷ XX ở đất Nam kỳ xưa.
Trong tập sách này tác giả giới thiệu cuộc đời của một nhà văn cũng là một tướng cướp, một người tù khổ sai, một nhà điều hành việc nước với chức danh chủ tịch hành chánh Côn Sơn.
Mời bạn đón đọc.
(Thứ Sáu, 13/07/2007)
Sơn Vương – nhà văn, người tù thế kỷ
TT – Sơn Vương – Trương Văn Thoại (1908-1987) sống gần trọn thế kỷ 20, là nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một nhà điều hành việc nước tại quần đảo Côn Sơn (Anh Ninh quần đảo – do ông đề nghị đặt tên và được chính quyền cách mạng hồi năm 1945 chuẩn y) từ năm 1945-1946, một người bạn chí cốt của trung tướng Nguyễn Bình (1908-1951). Ông là người tù thế kỷ với bản án 79 năm khổ sai biệt xứ tại Côn Đảo.
Sơn Vương xuất hiện rất sớm trên văn đàn Việt Nam, ngay từ 1926-1928, khi mà văn xuôi quốc ngữ còn trong trứng nước – rồi tuyệt tích giang hồ gần 70 năm (1928-2007). Nay, với tác phẩm này, ông “tái xuất” với những trang văn hiện thực phê phán đáng trân trọng.
Hai tập, với 1.800 trang in, bộ sách gồm: giới thiệu thân thế, sự nghiệp, tác phẩm Sơn Vương. Kế đó là các tiểu thuyết, tự sự, hồi ký với hơn 30 tác phẩm lớn nhỏ được nhà văn Sơn Vương viết và xuất bản từ năm 1928 tại Sài Gòn, cùng hai tập ký. Thứ nhất là Máu hòa nước mắt I: tóm lược các việc xảy ra ở Côn Đảo ngày 12-12-1945 đến ngày 18-4-1946 cùng các sở tù từ Sài Gòn, Hà Tiên, Phú Quốc, Bù Sặt (Campuchia), Côn Đảo, Chí Hòa. Tập thứ hai là Quần đảo Côn Sơn – Máu hòa nước mắt II: khảo về địa lý, sự tích, thắng cảnh, “địa ngục trần gian”. Đồng thời cũng viết về một số tù nhân là các nhà yêu nước như Nguyễn An Ninh, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình. Tất nhiên, thông qua đó tác giả tái hiện chính cuộc đời cay đắng, gian truân, nhục nhã mà lắm lúc quang vinh của người tù – nhà văn Sơn Vương.
Viết về cuộc đời và tác phẩm Sơn Vương, nhà văn Bằng Giang (1922-2000) cho rằng: “Ở Pháp, Henri Chariere, bị tù oan trong 11 năm (1922-2000) kể chuyện tù và những lần vượt ngục trong quyển Papillon (1970) ăn khách một thời ở Pháp cũng như ở Sài Gòn trước đây có lẽ vì chuyện kể hấp dẫn. Về mặt này cuốn hồi ký Máu hòa nước mắt cũng có thừa, nhưng nó còn ghi lại một số hình ảnh rõ nét vài vụ việc cụ thể có giá trị lịch sử”.
Có những ngôi sao mau chói sáng rồi mau tàn. Có những hạt trân châu bị lớp bụi thời gian phủ dày. Xóa bỏ lớp bụi thời gian để châu về hợp phố! Những nhà văn như Sơn Vương xứng đáng lưu dấu ấn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Chọn màu cho ‘cây dù’ của bạn
(Thứ ba, 29/4/2008)
Nếu nói sống trên đời cũng giống chuyến nhảy dù mạo hiểm và thú vị, thì ‘Cây dù của bạn màu gì?’. Cuốn sách có tên trùng với câu hỏi này là một lời giải đáp khá thông minh.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn