Giới thiệu sách Sĩ Phu Thời Nay
Cuốn sách “Sĩ Phu Thời Nay” của tác giả: Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Dr. Habil. Nguyễn Xuân Xanh.
“Lúc tôi còn là sinh viên, tôi cho rằng Tuy hoặc Tui là tên khoa học của lát cắt lõm, một công cụ tuyệt vời để giải các bài toán cực tiểu lõm. Tất nhiên, tôi biết đó là tên của ai đó nhưng người này phải là một dạng nhân vật nổi tiếng của quá khứ.
Bây giờ tôi biết ông không phải là một người của quá khứ mà là một nhà nghiên cứu loại một đang đóng một vai trò tích cực ở tuyến đầu.” Takahito Kuno (Giáo sư Đại học Tsukuba, Nhật).
“Chúng ta sinh ra yếu ớt, chúng ta cần sức lực, chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sự chăm sóc, chúng ta sinh ra dốt nát, chúng ta cần sự hiểu biết. Tất cả những gì chúng ta thiếu thốn khi sinh ra, và những gì chúng ta cần khi lớn lên, được cho ta bằng giáo dục”. J.J.Rousseau (Emile)
“Sự tổ chức các cơ sở khoa học phải dựa trên sự bảo toàn nguyên tắc xem khoa học là cái chưa tìm được ra hết, cái không bao giờ tìm ra được trọn vẹn và chúng ta không ngừng đi tìm nó. Một khi người ta chấm dứt việc đi tìm khoa học, hay tự nghĩ rằng, khoa học không cần được tạo ra từ chiều sâu của tinh thần (trí tuệ), mà chỉ cần được thu nhập xếp hàng dài, thì lúc đó tất cả sẽ bị mất mát một cách không gì cứu vãn được, và mãi mãi, mất mát cho khoa học – điều nếu vẫn tiếp tục lâu dài, sẽ khiến cho khoa học biến mất đến độ chính nó sẽ để lại một ngôn ngữ như cái vỏ rỗng – và mất mát cho Nhà nước.” Wilhelm Von Humboldt
Mục lục:
Lời nói đầu: Xin đem dâng cả tình yêu một đời
Phần I: Giáo sư Hoàng Tụy
Giáo sư Hoàng Tụy
Tự thuật
Tiểu sử giáo sư Hoàng Tụy
Cuộc nói chuyện mới nhất với Gs Hoàng Tụy
Phỏng vấn Gs Hoàng Tụy
Gs Hoàng Tụy – một nhà toán học ứng dụng xuất chúng
Viết sách chung với Gs Hoàng Tụy
Ông già tuyết đến từ phương Nam
Phần II: Khoa học và giáo dục
Kiến nghị của hội thảo về chấn hưng, cải cách và hiện đại hoá giáo dục
Một số ý kiến về giáo dục của Gs Hoàng Tụy
Về triết lý giáo dục
Hoàng Tụy: nhà cải cách giáo dục
Thử đi tìm một mô hình quản lý khoa học khác
Lẽ sống và sức sống của nền giáo dục hiện đại
…….
Phần III: Tri thức và phát triển
Sỹ phu, trí thức nước nhà xưa và nay
Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam gánh nặng đường xa
Tri thức trong phát triển kinh tế: lý thuyết và đo lường
Nhà nước pháp quyền
Giới thiệu quyển “chính thể đại diện” của John Stuart Mill
“m.E” và đối thoại triết học
Tiếng nói công dân: vốn xã hội nhìn từ tương quan giữa nhà nước, thị trường và xã hội dân chính
……
Phần IV: Mừng giáo sư Hoàng Tụy thượng tho 80
Mừng anh Hoàng Tụy thượng thọ 80 tuổi
Dâng cả tình yêu một đời
Giáo sư Hoàng Tụy người anh của nhiều thế hệ toán học nước ta
Một nhà khoa học đích thực
Hoàng Tụy, nhà nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về kinh tế toán
Chúc mừng giáo sư Hoàng Tụy, một nhà toán học lớn, 80 tuổi
Giáo sư Hoàng Tụy
Một vài kỷ niệm về Gs Hoàng Tụy
Chuyện kể từ ngoài nước về nhà toán học Hoàng Tụy
……
Mời bạn đón đọc.