Giới thiệu sách Sáu Giang Hồ Và Những Mảnh Đời Phiêu Dạt Khác
Tập truyện gồm 22 truyện ngắn có chung chủ đề phiêu dạt được viết trước và sau năm 1975 ở Huế, Cần Thơ, Sài Gòn. Những trang văn theo bước đời của một nhà văn đi nhiều, sống ở nhiều miền khác nhau, vốn sống được chuyển tải vào văn chương có độ dày thời gian từ chiến tranh đến hòa bình và sự trải nghiệm về đời, về người được chắt lọc qua ngòi bút lúc điềm tĩnh đến lạnh lùng, khi đằm thắm yêu thương đến xót xa…
Những mảnh đời long đong, bầm dập của Sáu Giang Hồ, của Hãn và Ngà, của Chanti… nóng hổi máu thịt đời thường muôn mặt quanh đây, mang lại lắm cảm xúc cả đắng lẫn ngọt rất thực, ngân lâu trong lòng người đọc. Hạnh phúc và đớn đau của kiếp người được soi rọi không chỉ qua góc độ trần trụi mà còn qua lăng kính thăng hoa kỳ thú. Mỗi truyện đều được tác giả đề từ bằng những câu thơ trữ tình như: Đôi khi nó bỗng là ta / Yêu tinh hóa Bụt và hoa hóa Người (Truyện Thầy và trò và…); Yêu người mặn cả chiêm bao / Lìa nhau nắng ngọt mưa ngào bỗng chua (Truyện Chớp mắt trăm năm); Mù sương hai phía chiêm bao / Phía hư phía ảo phía nào vui hơn (Truyện Mùa sương trên vai)…
“Đi lung tung lang tang, sống rày đây mai đó đã đành, có khi ở yên một nơi, thậm chí neo mình trong bốn bức tường kín vẫn thấy đời phiêu dạt. Lạ lắm thay!”. Bạn đã từng có cảm giác lạ lùng như thế chưa? Hãy đọc Sáu Giang Hồ và những mảnh đời phiêu dạt khác bạn sẽ thấy…
Sáu Giang Hồ và Mãnh Cụt rạch đôi sơn hà để chia nhau trấn trị dải đất từ rạch Cá Lóc đến xẻo Trâm Bầu dài chừng mươi, mười lăm cây số, với một số đàn em làm đủ nghề, từ khuân vác, thu gom ve chai đến đâm thuê chém mướn, buôn gian bán lận trên bộ dưới thuyền. Hai tay anh chị này đi lại khá thuận thảo nhau. Đến ngày Sáu Giang Hồ vướng 3 năm tù, thì Mãnh Cụt dang tay xoạc chân kéo lấy vợ của Sáu Giang Hồ là Út Cưng về mình. Ra tù, đàn em tan tác, vợ có hai con với người khác, đứa con đầu là Cu Hùm biệt tăm, nhà cũ không còn, Sáu Giang Hồ lang thang đến gặp Mãnh Cụt và bị Mãnh Cụt sai đàn em tiếp đón bằng một trận đòn hội chợ, mê man ê ẩm cả xác lẫn hồn trôi tuột xuống sông. Nhưng còn may, được ông Tám Chài vớt lên: Lâu nay, qua toàn vớt xác hiền lành trôi sông, trời xui đất khiến thế nào bữa nay lại vớ phải cái thây chưa thèm chết, lại là một thằng đầu trộm đuôi cướp…
Chú mày nổi tiếng cùng hung cực ác từ bến Củi đến bến Cá ai hổng biết mặt. Ngang đây truyện rẽ sang hướng khác. Con người cùng hung cực ác bắt đầu nghe tiếng nói vọng ra từ đáy tim thương cảm và quỳ mọp tạ ơn, gọi ông Tám Chài là cha. Người con tái sinh từ sóng nước này còn trải nhiều gió bụi nữa để rồi tay anh chị miệt vườn hoàn lương, kẻ bị tình phụ, ngư dân kiêm nghề mò xác, lái buôn đường sông, kẻ tội đồ của Angka, con bạc xuất quỷ nhập thần, ông chủ Casino Ritz – Battambang, kẻ tự nhận mình là thằng hèn, con bệnh ung thư giai đoạn cuối thực hiện chuyến đi cuối cùng của đời mình (tự tử) vào một đêm đẹp trời trên chiếc Toyota lấm bụi. Nhưng vào phút tử sinh, Sáu Giang Hồ bỗng nghe từ phía sau tiếng la hớt hải của Cu Hùm, con mình: Lạnh quá ba ơi, con chết mất!, và Sáu Giang Hồ – tức Huỳnh Văn Bé Sáu – đành bỏ dở chuyến đi, vượt khỏi biên giới mong manh giữa Sống và Hủy diệt. Và quay về bến Củi với một cái tâm rộng hơn ngày cũ…
Sách còn nhiều truyện mà ngay nhan đề đã ít nhiều nói lên phong cách rất thơ trong văn Mường Mán, như: Nhẹ gót hài, Phố hẹn, Xa như cổ tích, Mùa thu đã gần kề, Bội ngọc, Cánh biếc và Mùa sương trên vai
Sáu Giang Hồ và Mãnh Cụt rạch đôi sơn hà để chia nhau trấn trị dải đất từ rạch Cá Lóc đến xẻo Trâm Bầu dài chừng mươi, mười lăm cây số, với một số đàn em làm đủ nghề, từ khuân vác, thu gom ve chai đến đâm thuê chém mướn, buôn gian bán lận trên bộ dưới thuyền. Hai tay anh chị này đi lại khá thuận thảo nhau. Đến ngày Sáu Giang Hồ vướng 3 năm tù, thì Mãnh Cụt dang tay xoạc chân kéo lấy vợ của Sáu Giang Hồ là Út Cưng về mình. Ra tù, đàn em tan tác, vợ có hai con với người khác, đứa con đầu là Cu Hùm biệt tăm, nhà cũ không còn, Sáu Giang Hồ lang thang đến gặp Mãnh Cụt và bị Mãnh Cụt sai đàn em tiếp đón bằng một trận đòn hội chợ, mê man ê ẩm cả xác lẫn hồn trôi tuột xuống sông. Nhưng còn may, được ông Tám Chài vớt lên: Lâu nay, qua toàn vớt xác hiền lành trôi sông, trời xui đất khiến thế nào bữa nay lại vớ phải cái thây chưa thèm chết, lại là một thằng đầu trộm đuôi cướp…
Chú mày nổi tiếng cùng hung cực ác từ bến Củi đến bến Cá ai hổng biết mặt. Ngang đây truyện rẽ sang hướng khác. Con người cùng hung cực ác bắt đầu nghe tiếng nói vọng ra từ đáy tim thương cảm và quỳ mọp tạ ơn, gọi ông Tám Chài là cha. Người con tái sinh từ sóng nước này còn trải nhiều gió bụi nữa để rồi tay anh chị miệt vườn hoàn lương, kẻ bị tình phụ, ngư dân kiêm nghề mò xác, lái buôn đường sông, kẻ tội đồ của Angka, con bạc xuất quỷ nhập thần, ông chủ Casino Ritz – Battambang, kẻ tự nhận mình là thằng hèn, con bệnh ung thư giai đoạn cuối thực hiện chuyến đi cuối cùng của đời mình (tự tử) vào một đêm đẹp trời trên chiếc Toyota lấm bụi. Nhưng vào phút tử sinh, Sáu Giang Hồ bỗng nghe từ phía sau tiếng la hớt hải của Cu Hùm, con mình: Lạnh quá ba ơi, con chết mất!, và Sáu Giang Hồ – tức Huỳnh Văn Bé Sáu – đành bỏ dở chuyến đi, vượt khỏi biên giới mong manh giữa Sống và Hủy diệt. Và quay về bến Củi với một cái tâm rộng hơn ngày cũ…
Sách còn nhiều truyện mà ngay nhan đề đã ít nhiều nói lên phong cách rất thơ trong văn Mường Mán, như: Nhẹ gót hài, Phố hẹn, Xa như cổ tích, Mùa thu đã gần kề, Bội ngọc, Cánh biếc và Mùa sương trên vai…
Giao Hưởng (Thanh nien 27/10/2005)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(SGGP Ngày 06/03/2007)
“Rắc rối chuyện ăn uống và sinh hoạt”
Sự hiếu động và chưa có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân cũng như với mọi người, những ý thích “tự phát” của con trẻ thường đưa phụ huynh vào những tình huống rất khó xử, bực mình. Sách đưa ra hàng trăm tình huống éo le khác nhau của con trẻ cùng cách xử lý thích hợp của cha mẹ. Sách bổ ích.
Q.Đ.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn