Giới thiệu sách Sam Walton Và Wal-Mart – Giàu Nhất Nhờ Bán Hàng Rẻ Nhất (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới )
Sam Walton Và Wal-Mart – Giàu Nhất Nhờ Bán Hàng Rẻ Nhất (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới ):
” Chúng tôi có mọi thứ gia đình bạn cần, tiện lợi nhất, giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất. Chúng tôi hạnh phúc khi được phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong gia đình bạn “. Câu trích dẫn dán trên tường phòng làm việc của quản lý một siêu thị Wal-Mart tại Trung Quốc đã ” gói ” toàn bộ câu chuyện của một huyền thoại về bán lẻ: Sam Walton. Hãy khám phá cách thức để một người đàn ông bán tạp hoá trở thành người bán hàng gia dụng giỏi nhât thế giới và trở thành một huyền thoại doanh nhân.
Qua cuốn sách này, tác giả muốn truyền tải đến bạn đọc một triết lý cao hơn là việc vẽ lại hành trình cảu Sam Walton và Wal-Mart: Kinh doanh làm sao để trở thành người đứng đầu mà lại vừa có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Điều đó tác giả đã tóm gọn lại trong lời dẫn đầu cuốn sách này: ” Thành công là khi bạn mang lợi ích đến cho người khác “. Tác giả không có ý định nói nhiều về những con số, những thành quả mà Sam Walton và Wal-Mart đã đạt được trong lời giới thiệu này. Những điều ấy bạn sẽ tự khám phá khi lần giở từng trang. Chỉ nói đôi dòng để giúp các bạn có thể tiếp cận với cuốn sách một cách hiệu quả hơn: Hãy đọc bằng cách tưởng tượng mình là Sam Walton. Mình sẽ giải quyết điều ấy như thế nào? Mình sẽ làm gì để có thể bán hàng với giá thấp nhất mà chất lượng cao nhất? Cách kinh doanh nào bền vững nhất và mang lại lợi ích cho người khác nhiều nhất?
Mục lục:
Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội?
Lời nói đầu
Phần 1: Cửa hàng tạp hoá của thế giới
Chương 1: Sam Walton – Công dân tuyệt diệu của thế giới
Chương 2: ” Bán hàng tốt nhất với mức giá thấp nhất có thể! “
Chương 3: Triết lý ” Một đô la”
Phần 2: Tôi là người bán hàng cho bạn – vậy thôi!
Chương 1: Hãy nghĩ như người tiêu dùng
Chương 2: Vượt thác
Chương 3: Thách đấu
Chương 4: Câu lạc bộ Sam
Phần 3:
Phụ lục: ” Nước Mỹ tự hào về ông “
Gia đình Walton
Chúng tôi làm vì mọi người
Sam Walton: Hãy làm theo tôi!
Việt Nam: Con sói đang đến!
Sam Walton
Mời các bạn đón đọc.
(Thứ Tư, 04/07/2007)
Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?
TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.
Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!
Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.
Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.
Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.
Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Làm sao kiếm tiền nhiều nhất?
Làm cách nào để có thể kiếm tiền nhanh nhất, nhiều nhất và bền vững nhất? Câu trả lời quả không đơn giản. Thế nhưng, đọc xong bộ sách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” do Tổ hợp giáo dục PACE vừa mới ấn hành thì lời giải gần như đã được hé mở.
Đúng như lời nói đầu của tập sách, trên đời này không có nghề nào là nghề kiếm tiền cả, bởi nghề nào mà lại chẳng để kiếm tiền. Kinh doanh tuyệt nhiên cũng không phải là nghề kiếm tiền. Bộ sách gồm 25 tập kể về cuộc đời và sự nghiệp của 25 doanh nhân nổi tiếng đến từ 25 tập đoàn hàng đầu thế giới cho thấy dù ở Đông hay Tây, cổ hay kim, dù con người làm giàu chẳng có ai giống ai nhưng tất cả ở họ đềucó chung một tư tưởng: kinh doanh và đưa lại lợi ích cho xã hội. Với niềm đam mê mãnh liệt, những doanh nhân này đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp tạo ra và tạo ra thật nhiều giá trị (sản phẩm và dịch vụ) để thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng, xã hội, làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Chính với tâm thế đó, họ đã kiếm tiền một cách nhanh nhất, nhiều nhất và bền vững nhất. Và cũng chính với đạo kinh doanh đó, họ đã trở thành những doanh nhân huyền hoặc và được cả xã hội tôn vinh.
Đó là câu chuyện của Sakichi Toyoda người đã đặt nền móng cho tập đoàn Toyota bắt đầu từ một nhà sáng chế máy dệt. Hãy nghe ông khuyên con trai của mình: “Bất cứ ai cũng nên có ít nhất một lần trong đời thực hiện dự án vĩ đại nhất của mình. Cha đã dành trọn đời thực hiện dự án vĩ đại nhất của mình. Cha đã dành trọn đời để sáng chế ra những loại máy dệt mới. Giờ đây đến lượt con, con hãy cố gắng để thực hiện một điều gì đó có ích cho đời, cho xã hội”. Lời khuyên ấy sau này đã tạo nên một “đạo Yoyoda” cho tập đoàn Toyota: phục vụ sã hội và cộng đồng bằng tốc độ sản xuất gia tăng, bằng tiến bộ không ngừng của công nghệ mới. Trung thành với nguyên tắc ấy, tập đoàn Toyota đã trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giớivới những chiếc xe hơi giá cả hợp lý, tiện dụng và tiết kiệm nhiên liệu.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn