Giới thiệu sách Quản Trị Marketing Trong Thị Trường Toàn Cầu
Hiện nay, chúng ta không ngoại trừ một ai, đang sống trong một nền Kinh Tế Thế Giới Được Toàn Cầu Hóa Và Được Hội Nhập Với Mức Độ Cao (A hightly globalized and integrated world economy). Chúng ta không thể tách rời một trường kinh tế chung đó; chúng ta phải hội nhập (hội nhập khu vực hay quốc tế) như mọi quốc gia khác trên hành tinh này và phải hội nhập như thế nào để có lợi nhứt cho việc phát triển kinh tế của quốc gia chúng ta. Dù muốn hội nhập hay không, nền kinh tế cũng như công dân của mỗi quốc gia cũng đều chịu ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu hoá và hội nhập. Chẳng hạn, các người tiêu thụ thông thường Việt Nam đều có thể mua hàng tiêu dùng điện tử của các công ty đa quốc gia Mỹ, Nhựt, Đại Hàn và xe hơi từ Đức, Nhựt…, và rượu, nước hoa, mỹ phẩm… từ Pháp… Đổi lại, các người tiêu thụ nước ngoài như Mỹ, Nhựt, Pháp… đều có thể mua tôm, cá, cà phê, gạo, tiêu… từ Việt Nam.
Việc tự do hóa liên tục mậu dịch quốc tế đã và sẽ tạo ra hiện tượng quốc tế hóa các mô hình tiêu thụ trên toàn thế giới.
Cũng giống như lãnh vực tiêu thụ, việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ càng ngày càng được trở nên toàn cầu hóa với mức độ cao và nhanh. Xét ở phạm vi rộng, sự kiện trên xảy ra như là kết quả của các công ty đa quốc gia (MNCs) đã không phải tốn nhiều công sức để tìm đầu vào (inputs) trong nhiều thập niên qua và họ đã đặt vị trí sản xuất rẻ hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ngày nay sản phẩm tự nó đã không còn biên giới quốc gia nữa; tự nó đã mang tính chất “đa quốc gia”, “toàn cầu”: sản phẩm toàn cầu (Global product). Thực vậy, các máy tính cá nhân IBM của Mỹ được bán trên thị trường toàn cầu (global market) có thể được lắp ráp ở Malaysia, với các thiết bị chế tạo tại Đài Loan, các Keyboards được sản xuất tại Đại Hàn, chips làm tại Mỹ, và phần mềm lắp ráp sẵn được các kỹ sư Mỹ và Ấn Độ cùng nhau triển khai. Thông thường rất khó xác định một sản phẩm được chế tạo bởi một quốc gia duy nhứt. Hãng Estman Kodak có các công ty con ở 32 nước và Colgate Palmolive thường có hơn ½ doanh số thu được từ nước ngoài.
Trước tình hình tự do hóa mậu dịch càng ngày càng mạnh cùng với sự xuất hiện của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), các công ty đa quốc gia càng mở rộng phạm vi sản xuất trên nhiều khu vực địa lý trên thế giới khác nhau, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Tại thị trường Việt Nam cũng đã mang tính toàn cầu với sự có mặt đầy đủ “Các Anh Tài” trong hầu hết lãnh vực sản xuất. Trong thị trường toàn cầu như vậy, vai trò của quản trị gia marketing càng quan trọng. Xét cho cùng, chỉ có sản xuất khi có tiêu thụ và nếu không tiêu thụ được, không công ty nào tổ chức sản xuất!
Hy vọng quyển sách này góp một phần nhỏ vào việc quản trị marketing hữu hiệu cho các xí nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang còn non tẻ thuộc mọi lãnh vực trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế và trogn cơ hội và thách thức mới.
Mục lục:
Chương 1: Vai Trò Tích Cực Của Marketing Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu
Chương 2: Tạo Thỏa Mãn Cho Khách Hàng Bằng Phẩm Chất, Dịch Vụ Và Giá Trị
Chương 3: Lập Kế Hoạch Marketing Của Công Ty (Corporate Marketing Planning)
Chương 4: Các Hệ Thống Thông Tin Marketing Và Nghiên Cứu Marketing
Chương 5: Phân Tách Thị Trường Của Người Tiêu Thụ Và Hành Vi Của Người Mua Sắm
Chương 6: Phân Tách Các Ngành Hoạt Động Và Các Đối Thủ Cạnh Tranh
Chương 7: Tạo Đặc Điểm Khác Biệt – Định Vị – Tái Định Vị và Xây Dựng Hình Ảnh Doanh Nghiệp
Chương 8: Thiết Lập Thương Hiệu
Chương 9: Thiết Kế Các Chiến Lược Marketing Cạnh Tranh
Chương 10: Thiết Kế Các Chiến Lược Và Các Chương Trình Định Giá
Chương 11: Thiết Kế Chiến Lược Phối Hợp Truyền Thông Và Cổ Động
Chương 12: Thiết Kế Các Chương Trình Quảng Cáo – Khuyến Mãi – Giao Tế Có Hiệu Quả
Chương 13: Thiết Kế Các Chiến Lược Cho Thị Trường Toàn Cầu
Mời bạn đón đọc.