Giới thiệu sách Quản Lý Dự Án Xây Dựng – Tái bản 12/06/2006
” Quản lý dự án xây dựng “ là một vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng lại là những vấn đề rất mới đối với Việt Nam. Nước ta đã bước vào nền kinh tế thị trường, đã là thành viên của ASEAN, của APEC và tổ chức thương mại thế giới WTO.
Trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, chúng ta buộc phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường. Vì vậy đổi mới công nghệ quản lý dự àn nói chung và quản lý xây dựng nói riêng là cơ sở để tạo năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế đầy biến động. Tuy nhiên để có thể quản lý tốt dự án xây dựng, chúng ta cần một nền tảng lý thuyết khoa học cho các vấn đề còn mới mẻ này.
Quản lý dự án là một kết hợp tuyệt vời giữa khoa học và nghệ thuật. Vì vậy người quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, về công nghệ quản lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản lý. Đó là một sự đổi mới tư duy cần thiết, để có thể nắm bắt được những luận thuyết mới, những tư tưởng mới của lý thuyết quản lý hiện đại. Tác giả đã rất quan tâm đến vấn đề này từ nhiều năm nay và muốn giới thiệu với bạn đọc những vấn đề cơ bản của lý thuyết dự án, cũng như những công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án xây dựng ở Việt Nam.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Tổ chức dự án xây dựng
1.1 Những khái niệm chung về dự án xây dựng
1.2 Vòng đời của một dự án xây dựng
1.3 Khái niệm chung về khoa học tổ chức và quản lý sản xuất
1.4 Nội dung của tổ chức dự án xây dựng
1.5 Tổ chức bộ máy quản lý dự án
1.6 Tổ chức tiến độ thực hiện dự án
1.7 Tổ chức công việc dự án theo WBS
Chương 2: Quản lý dự án xây dựng
2.1 Khái niệm chung về dự án xây dựng
2.2 Bản chất của quản lý dự án
2.3 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
2.4 Quản lý dự án theo công việc
2.5 Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng và các chủ thể tham gia quản lý dự án
2.6 Các hình thức quản lý dự án
Chương 3: Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
3.1 Yêu cầu chung đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu
3.2 Yêu cầu chung đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu
3.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
3.4 Phương thức đấu thầu
Chương 4: Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
4.1 Chất lượng
4.2 Quản lý chất lượng
4.3 Quản lý chất lượng trong xây dựng
4.4 Sự cố công trình xây dựng
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mời các bạn đón đọc.