Giới thiệu sách Phương Pháp Trọng Lực Trong Địa Vật Lý
Phương Pháp Trọng Lực Trong Địa Vật Lý:
Trọng lực là lực làm cho mọi vật đều rơi về phía Trái đất. Theo định nghĩa, trọng lực là tổng hợp của lực hấp dẫn của Trái đất và lực ly tâm. Chính xác hơn là lực ly trục, sinh ra do sự quay hằng ngày của Trái đất xung quanh trục của nó. Ngoài ra còn phải kể đến những lực khác tác dụng vào mọi vật như lực hấp dẫn của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh khác, lực hấp dẫn của của khối không khí dày đặc trong khí quyển. Nhưng vì những lực này rất bé so với lực hấp dẫn của Trái đất và lực ly tâm nên chúng ta bỏ qua chúng trong định nghĩa của trọng lực. Những lực này sẽ được xem như những lượng biến thiên nhỏ của trọng lực theo thời gian, gọi là nhiễu. Trường hợp động lực được hiểu nghĩa rộng bao gồm thế, trọng lực và các đạo hàm các bậc của nó….
Trong quyển sách này, tác giả muốn giới thiệu với bạn đọc các ứng dụng của phương pháp trọng lực vào các lĩnh vực khác nhau của khoa học về trái đất, như nghiên cứu cấu trúc điạ chất sâu, hình thể Trái đất, địa triều, thăm dò địa chất, tìm kiếm khoán sản. Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp truyền thống như: Tiếp tục giải tích trường, trung bình hoá, phương pháp lựa chọn,…. sách còn giới thiệu về phương pháp phổ, xác suất thống kê, thuật toán điều chỉnh, phương pháp cực tiểu hoá phiếm hàm, phương pháp vệ tinh để nội dung mang tính hiện đại. Để cho nội dung được sinh động, và mang tính Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khoa học ở Việt Nam của tác giả và đồng nghiệp cũng được sử dụng làm ví dụ, minh hoạ cho lý thuyết. Các máy móc được giới thiệu trong sách là máy đo trọng lực từ thế hệ cũ đến thế hệ hiện đại, độ chính xác cao. Sách được dùng làm giáo trình cho các sinh viên đại học, cao học và tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ công tác trong ngành điạ vật lý.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về trường trọng lực của trái đất
Chương 2: Dị thường trọng lực và các loại hiệu chỉnh
Chương 3: Nghiên cứu cấu trúc sâu của trái đất bằng dị thường trọng lực
Chương 4: Hình thể trái đất xác định bằng trọng lực
Chương 5: Bài toán thuận của trọng lực thăm dò
Chương 6: Bài toán ngược của trọng lực thăm dò
Chương 7: Các phương pháp biến đổi thường trọng lực
Chương 8: Biến đổi trường bằng phương pháp phổ
Chương 9: Biến thiên trọng lực và địa triều
Chương 10: Phương pháp đo và máy đo trọng lực
Chương 11: Công tác khảo sát trọng lực ngoài thực địa
Chương 12: Áp dụng cơ sở lý thuyết xác suất thống kê để biến đổi tối ưu trường dị thường trọng lực
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.