Giới thiệu sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học – Tái bản 11/06/2006
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng.
Hệ thống giáo dục từ chương, thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm” thách thức đối đáp thông thạo trước những câu đối chứa đựng các điển tích và những thuật chơi chữ hóc búa; chuẩn mực người tài là người “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đang dần bị thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của hoàn cảnh.
Kiến thức về phương pháp có thể được tích luỹ từ trong kinh nghiệm sống hoặc từ quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể. Từ đó, bản thân phương pháp cũng dần hình thành một hệ thống lý thuyết của riêng mình.
Khoa học về phương pháp ra đời từ rất sớm. Nếu như ban đầu những nghiên cứu về phương pháp xuất hiện như một bộ phận nghiên cứu “triết lý về phương pháp” trong triết học, thì đến thời Phục hưng, các nghiên cứu về phương pháp đã tách khỏi triết học và trở nên những phương hướng nghiên cứu độc lập. Khái niệm phương pháp luận xuất hiện và được hiểu là một phương hướng khoa học hậu nghiệm, hoặc nói như Caude trong tập chuyên khảo “Phương pháp luận trên đường tiến tới một khoa học hành động”, là một bộ môn khoa học tích hợp, lấy đối tượng nghiên cứu là các phương pháp. Trong những giai đoạn tiếp sau, khoa học về phương pháp ngày càng phát triển cùng với sự phát triển các khoa học đóng vai trò nền tảng cho sự hình thành các hướng nghiên cứu về phương pháp: bên cạnh những bộ môn khoa học xuất hiện từ rất sớm, như logic học, đã xuất hiện hàng loạt thành tựu quan trọng làm phong phú thêm kho tàng tri thức tề phương pháp luận, như toán học, lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết trò chơi,…
Mục Lục:
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Khái niệm
II. Phân loại nghiên cứu khoa học
III. Sự phát triển của nghiên cứu khoa học
PHẦN II: LÝ THUYẾT KHOA HỌC
I. Khái niệm “Lý thuyết khoa học”
II. Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học
III. Sự phát triển của lý thuyết khoa học
PHẦN III: LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
I. Khái niệm “đề tài”
II. Lựa chọn đề tài
III. Đối tượng, khách thề và phạm vi nghiên cứu
IV. Đặt tên đề tài
PHẦN IV: XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
I. Khái niệm
II. Vấn đề khoa học
III. Giả thuyết khoa học
PHẦN V: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
I. Đại cương về chứng minh luận điểm khoa học
II. Chọn mẫu khảo sát
III. Đặt giả thiết nghiên cứu
IV. Chọn cách tiếp cận
V. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
VI. Phương pháp phi thực nghiệm
VII. Phương pháp thực nghiệm
VIII. Phương pháp trắc nghiệm
IX. Phương pháo xử lý thông tin
X. Kiểm chứng giả thuyết khoa học
PHẦN VI: TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
I. Bài báo khoa học
II. Thông báo và tổng luận khoa học
III. Công trình khoa học
IV. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
V. Luận văn khoa học
VI. Thuyết trình học
VII. Cách thức trình bày một chứng minh khoa học
VIII. Ngôn ngữ khoa học
IX. Trích dẫn khoa học
X. Chỉ dẫn đề mục và chỉ dẫn tác giả
PHẦN VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. Dẫn nhập
II. Các bước thực hiện đề tài
III. Đánh giá nghiên cứu khoa học
IV. Bảo hộ pháp lý cho các công trình khoa học
Mời bạn đón đọc.