Giới thiệu sách Phần Điện Trong Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp
Phần Điện Trong Nhà Máy Điện Và Trạm Biến Áp:
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam không ngừng phát triển, luôn đi trước một bước nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà máy điện và trạm biến áp là các khâu chủ yếu trong HTĐ. Nếu nhà máy điện làm nhiệm vụ sản xuất điện năng, thì các trạm biến áp làm nhiệm vụ biến đổi điện áp, phục vụ cho việc truyền tải, phân phối năng lượng điện. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy điện và trạm biến áp lớn đã và đang xây dựng, tương lai sẽ xuất hiện nhiều công trình lớn hơn với những thiết bị thế hệ mới và đòi hỏi đầu tư rất lớn. Việc giải quyết đúng đắn những vấn đề về kinh tế – kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành các nhà máy điện và trạm biến áp sẽ mang lại hiệu quả đáng kể đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với ngành điện nói riêng. Muốn tìm được lời giải tối ưu của những vấn đề đã nêu, cần có những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực liên quan tới các khâu trong HTĐ. Để phần nào đáp ứng các yêu cầu về học tập, nghiên cứu, tính toán thiết kế, xây dựng, vận hành phần điện trong các nhà máy điện và trạm biến áp, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách ” Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp “, được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong nhiều năm và những tài liệu mới nhất có được.
Cuốn sách ” Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp “ được biên soạn nhằm phục vụ cho sinh viên đại học, cao đẳng, trung học thuộc chuyên ngành ” Hệ thống điện ” cũng như các cán bộ thiết kế, xây dựng, vận hành trong lĩnh vực nhà máy điện và trạm biến áp. Cuốn sách này cũng có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích đối với các cán bộ, sinh viên thuộc ngành kinh tế năng lượng, quản trị doanh nghiệp, tự động hoá và điện khí hoá xí nghiệp, đo lường và tự động công nghiệp, thiết bị điện, nhiệt điện, điện khí hoá nông nghiệp……
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm về nhà máy điện và hệ thống điện
1.1 Sơ lược về sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam
1.2 Sơ lược về sự phát triển của ngành năng lượng thế giới
1.3 Quá trình sản xuất điện năng trong các nhà máy điện
1.4 Khái niệm về trạm biến áp
1.5 Hệ thống năng lượng
1.6 Đồ thị phụ tải của các hộ tiệu thụ điện
1.7 Chế độ làm việc của điểm trung tính trong hệ thống điện
1.8 Dòng điện làm việc tính toán lâu dài
Chương 2: Lực động điện trong các khí cụ điện và dây dẫn
2.1 Các phương pháp xác định lực động điện
2.2 Lực động điện trong hệ thống hai thanh dẫn mang dòng điện đặt song song
2.3 Lực động điện trong hệ thống ba pha
2.4 Ổn định của khí cụ điện và thanh dẫn
Chương 3: Phát nóng của khí cụ điện và dây dẫn
3.1 Nhiệt độ phát nóng cho phép của các khí cụ điện và dây dẫn
3.2 Phương trình phát nóng tổng quát của dây dẫn trần đồng nhất
3.3 Tính toán nhiệt của dây dẫn trần đồng nhất trong tình trạng phát nóng lâu dài
3.4 Tính toán nhiệt của dây dẫn trần đồng nhất trong tình trạng phát nóng ngắn hạn
3.5 Xung lương nhiệt của dòng điện ngắn mạch
3.6 Ổn định nhiệt của các khí cụ điện và dây dẫn
Chương 4: Thanh dẫn, sứ vàcáp điện lực
4.1 Thanh dẫn
4.2 Chọn thanh dẫn cứng
4.3 Chọn dây dẫn mềm
4.4 Chọn sứ đỡ và sứ xuyên
4.5 Chọn cáp điện lực
4.6 Thanh dẫn mạch máy phát điện và máy biến áp
Chương 5: Khí cụ điện cao áp
5.1 Hồ quang khi cắt mạch điện
5.2 Máy cắt điện
5.3 Dao cách ly
5.4 Máy biến điện áp
5.5 Máy biến dòng điện
5.6 Kháng điện
Chương 6: Máy biến áp điện lực
6.1 Các đặc trưng cơ bản của máy biến áp điện lực
6.2 Quá tải của máy biến áp
6.3 Máy biến áp tự ngẫu điện lực
6.4 Máy biến áp có cuộn dây phân chia
6.5 Chọn máy biến áp trong hệ thống điện
Chương 7: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện và trạm biến áp
7.1 Khái niệm chung
7.2 Các sơ đồ thanh góp cơ bản
7.3 Sơ đồ nối điện chính của nhà máy nhiệt điện ngưng hơi
7.4 Sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện rút hơi
7.5 Sơ đồ nối điện chính của nhà máy điện nguyên tử
7.6 Sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp giảm áp
Chương 8: Thiết bị phân phối điện
8.1 Khoảng cách cho phép nhỏ nhất trong các TBPP điện
8.2 Lối đi trong các trạm có điện áp định mức lớn hơn 1KV
8.3 Lối đi trong các trạm có điện áp định mức dưới 1KV
8.4 Các yêu cầu về xây dựng
8.5 Một số cấu trúc mẫu của TBPP ngoài trời
8.6 Lắp đặt và nối máy biến áp với TBPP
8.7 Một số cấu trúc mẫu của TBPP trong nhà
8.8 Thiết bị GIS
8.9 Một số thiết bị phân phối điện truyền thống mẫu
Chương 9: Nguồn thao tác trong nhà máy điện và trạm biến áp
9.1 Nguồn thao tác một chiều
9.2 Chọn acqui
9.3 Chọn máy nạp
9.4 Phân phối dòng thao tác một chiều
9.5 Nguồn thao tác xoay chiều
9.6 Lắp đặt acqui
Chương 10: Điều khiển, tín hiệu và kiểm tra cách điện trong nhà máy điện và trạm biến áp
10.1 Khái niệm chung
10.2 Các phần tử của mạch thứ cấp và ký hiệu của chúng
10.3 Khoá điều khiển
10.4 Các yêu cầu của sơ đồ điều khiển
10.5 Tín hiệu
10.6 Sơ đồ điều khiển và tín hiệu của máy cắt
10.7 Điều khiển trạm đóng cắt bằng bộ vi xử lý
10.8 Kiểm tra cách điện
Tài liệu tham khảo
Mời các bạn đón đọc.