Giới thiệu sách Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng – Hậu Bố Già
Truyền thuyết dòng sông tập hợp một số chuyện ngắn hay của tác giả người Trung Quốc Khâu Hoa Đông, gồm một số chuyện ngắn sau: câu chuyện của tôi mùa hè năm ấy; hành hương; bão tuyết; vết máu trên đường phố; bông hồng xăm trên da; Hồng Kỳ nằm dài mười tám năm; cái cây hình vành khuyên; truyền thuyết dòng sông;….
Tập truyện gồm các truyện:
Câu chuyện của tôi mùa hè năm ấy
Hành hương
Bão tuyết
Vết máu trên đường phố
Bông hồng xăm trên da
Hồng Kỳ nằm dài mười tám năm
Cái cây hình vành khuyên
Người đẹp trên ban công
Cây súng và con bướm
Mùa xuân và người tù
Hồng gù
Chết sau bảy ngày
Truyền thuyết dòng sông
v.v…
Không khí truyện tràn ngập mùi cỏ mục, mùi rơm rạ, mùi oi nồng của đất, mùi mồ hôi, mùi ái ân, mùi xú uế, mùi máu, mùi tử thi, mùi của những mãnh thú khát mồi… Nhân vật các truyện tập trung vào ba thế hệ mà tác giả dành cho danh xưng là “ông tôi”, “cha tôi” và “tôi”.
Trong ký ức của người con trai, rồi của cháu trai, người ông trong Truyền thuyết dòng sông bao giờ cũng xuất hiện cùng với dòng sông, đầu đội mũ lông chim, miệng ngậm dao găm, leo trèo trên vách đá ven sông như một con sơn dương; như thánh Môi-se, ông dẫn bộ lạc Trang của mình (thuộc một dân tộc ít người ở Trung Quốc, vùng Tân Cương), rời mảnh đất quê hương, đến cho được dòng Hoàng Hà để “con cháu được ra đời mà không bị giết, bị đói”.
Và, để mở đường sống, người dẫn đầu cả một bộ lạc lại đi “giết ông bố vợ can đảm”, cưỡng ép con gái của ông ta, trở thành đầu lĩnh vùng núi rồi lại phải đi cướp bóc và luôn bị ám ảnh về giấc mơ được bay, bay từ ngọn núi cao nhất…
Đến lượt người con trai, anh ta tiếp tục bị đày đọa bởi giấc mơ mọc cánh, mơ về những dòng sông, mơ biển lớn và cũng như một tín đồ, bỏ lại sau lưng tất cả, vợ, con và những gì thân thuộc để ra đi, đi đến khi không còn sức lực và cạn kiệt giấc mơ, cuối cùng cũng chỉ “tìm thấy một đám cỏ dại mọc trên cát trắng”.
Rồi đến nhân vật trung tâm của những thiên truyện, nhân vật xưng tôi, lớn lên bằng truyền thuyết buồn, chứng kiến những lầm lạc đau khổ của người ông, người cha, cố thoát ra khỏi cám dỗ giấc mơ bằng một thái độ sống tỉnh táo đến lạnh lùng: “Ở cái xứ Tân Cương hoang dã này, anh phải sẵn sàng hoang dã để đón tiếp cái hoang dã của người khác”.
Cái chất hoang dã có ý thức đó “có mặt” trong mỗi hành động của anh ta, từ việc kiếm tiền, tiêu xài, tiêu khiển đến cả những trò chơi độc ác mà anh ta chưa một lần được nghe từ truyền thuyết…
Những câu chuyện buồn từ Truyền thuyết dòng sông của Khâu Hoa Đông (sinh 1969, tác giả đã đoạt hơn 10 giải thưởng văn học Trung Quốc và được dịch ra nhiều thứ tiếng) khiến người đọc giật mình. Giật mình vì nỗi đau chất chồng của nhân thế dường như đều bắt đầu từ, và được nuôi dưỡng từ những ngộ nhận và khát vọng chơi vơi, thứ khát vọng thiếu vắng nguồn cội của văn hóa, thiếu thứ ánh sáng minh triết của niềm tin và tình yêu.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn