Giới thiệu sách Nước Mỹ Sau Sự Kiện 11-9
Nước Mỹ Sau Sự Kiện 11-9:
Cho đến nay, dù đã xảy ra gần 6 năm, nhưng có lẽ người dân Mỹ vẫn còn bàng hoàng về sự kiện 11/9 đã làm chấn động toàn cầu.
Đây là một sự kiện mang tính lịch sử cao nhất. Tuy nhiên, làm thế nào để khắc phục những hậu quả và tổn thương đã để lại trong lòng dân chúng, đặc biệt là thân nhân của người bị nạn? Và chính quyền Mỹ phải làm gì để đảm bảo an ninh cho một đất nước vốn được mệnh danh là hùng mạnh và phát triển nhất thế giới? Tất cả là một câu hỏi mà chính quyền Mỹ phải đối mặt và cũng là một bài học, một nỗi đau sâu sắc buộc họ phải rút kinh nghiệm để có biện pháp ngăn ngừa và đối phó.
Với ngòi bút sắc bén, đậm nét nhân văn, tác giả – nhà báo William Langewiesche, người chứng kiến cảnh hoang tàn sau khi toàn tháp đôi sụp đổ chỉ vài giờ và cùng đồng hành với đội cứu hộ trong suốt quá trình tìm kiếm thi thể nạn nhân – đã kể lại một cách trung thực, khách quan những gì diễn ra xung quanh thảm hoạ này.
Có thể nói, toà tháp đôi sụp đổ là sự kiện mang tính lịch sử cao nhất. Tuy nhiên, làm thế nào có thể khắc phục được những hậu quả và tổn thương đã để lại trong lòng dân chúng, đặc biệt là thân nhân của nạn nhân, là một câu hỏi mà mãi đến tận ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp.
“Vào buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, tại New York thời tiết rất đẹp, nắng ấm, nhưng một tiếng nổ kinh hoàng rung chuyển đất trời bỗng vang lên, những âm thanh rùng rợn phát ra từ toà Tháp đôi – biểu tượng của thành phố New York. Toà tháp phía Nam đổ trước. 9 giờ 59 phút, những tầng lầu cao của toà tháp từ từ nghiêng hẳn về một bên trước khi đổ xuống. Rất nhiều người đã chết. Hia mươi chín phút sau, Toà tháp phía Bắc cũng tiếp tục đổ sụp. Chỉ một số ít người được cứu sống. Cả toà tháp đôi chỉ còn lại một đống đổ nát. Những cột bê tông cốt thép bên ngoài cũng đổ sụp theo sau, từng khối xà bần và vật dụng từ mái nhà, cầu thang, cột, cách, nội thất,… đổ xuống chồng chất lên nhau, khói bụi mịt mù, có cả những đám cháy phát ra từ đó. Toà cao ốc bị vỡ vụn này chính là Trugn tâm Thương mại Thế giới. Lúc đầu, có bảy tầng lầu cuối trụ được, nhưng cuối cùng chúng cũng không chịu nổi sức nặng từ những đối đổ nát bên trên đè xuống. Thậm chí một cao ốc được gọi là Trung tâm Thương mại số 7 gồm 47 tầng lầu nằm độc lập bên kia đường cũng không thoát khỏi bị phá huỷ và cháy ầm ỉ cả ngày. Cho đến tối hôm đó, người ta đã chứng kiến sự kiện đi vào lịch sử, những khung sắt thép cuối cùng trong toà tháp bốc cháy và đổ xuống. Tất cả chỉ còn lại một bài hoan tàn.
Tháp đôi đã xây dựng cách đây ba mươi năm và là toà tháp cao nhất, kiên cố nhất trong số những toà tháp tại đây, là đầu não giao dịch quan trọng của ngành thương mại. Vào buổi sáng định mệnh ấy, cả toàn tháp đoi đã nổ tung chỉ trong 10 giây, cả thành phố đã nỗ lưc hết mình để giải cứu những nạn nhân còn kẹt lại trong đó, các tất cả đều vô vọng. Những thanh thép to bản rơi từ trên xuống các khu vực lân cận như những thanh dao khổng lồ xuyên qua các đường hầm và con đường dành cho người đi bộ, phá huỷ đường ống cấp thoát nước và đường ống gas, rơi xuống những toà cao ốc gần đó. Hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cáp quang, hệ thống lưới điện toà nhà bị phá huỷ hoàn toàn. Những khối bê tông cốt thép có kích thước to như bồn tắm – có tiết diện hàng chục mẫu Anh, rơi từ độ cao 70 feet đổ ập xuống kết hợp với những đám cháy hệt như hai miệng núi lửa trong toà tháp..”.
Mục Lục:
Lời tựa
Trong lòng toà tháp
Cuộc chạy đua của lực lượng cứu hộ
Vũ điệu của những chú khủng long khổng lồ.
Mời bạn đón đọc.