Giới thiệu sách Những Nhà Tư Tưởng Lớn Của Ấn Độ
Những Nhà Tư Tưởng Lớn Của Ấn Độ
Từ xưa đến nay, tư tưởng Ấn Độ chứa đựng nhiều vấn đề tinh yếu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước này nói riêng và cả nhân loại nói chung.
Thông qua cuốn sách này, người đọc có thể hiểu rõ hơn suối nguồn và sự tiến hóa của tư tưởng Ấn Độ – từ thời kỳ những tụng ca Vê-đa xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên và còn tiếp diễn đến tận ngày nay, những vấn đề mà nó khảo sát, những lập trường mà nó bảo vệ, những nhân cách lớn đã nhập thế vào dòng sáng hóa của tư tưởng Ấn Độ…
MỤC LỤC
Chương 1- Tư tưởng Tây phương và tư tưởng Ấn Độ
Quan điểm nhập thế và quan điểm xuất thế – Thái độ ly thế (phủ nhận cuộc đời) – Huyền học và thế giới quan: Nhất nguyên luận và Lưỡng nguyên luận – Huyền học và Đạo đức học.
Chương 2- Sự hình thành quan niệm xuất thế trong tư duy Ấn Độ
Thái độ ly thế nơi các đạo sĩ yoga và Brahmane (hay Bà – la – môn) – Nguồn gốc huyền học Bà – la – môn.
Chương 3 – Học thuyết Áo – nghĩa – thư (Upanishads) hợp nhất với Brahman
Nhập thế và xuất thế nơi các giáo sĩ Brahman – Huyền học Brahman và học thuyết luân hồi tái sinh. Quan niệm tái sinh và đạo đức học – Những vấn đề đặt ra bởi Kinh Upanishad – Brahman – Brahman và thế giới khả giác – Linh hồn phổ quát và linh hồn cá nhân – Linh hồn và thể xác – Đạo đức học và những nghĩa vụ của đẳng cấp – Sâmkhya, Jaina và Phật giáo.
Chương 4- Học thuyết Sâmkhya: Ý niệm về cứu rỗi
Các thời kỳ của thế giới. Học thuyết Sâmkhya và huyền học Bà – la – môn.
Chương 5- Phái Jaina: Ý niệm luân hồi tái sinh và thái độ Li thế
– Nguồn gốc quan niệm Ahimsâ (Bất bạo động) – Quan niệm bất bạo động nơi các nhà luân lí Trung Hoa – Đạo đức học Jaina. Quan niệm phi – đạo đức của Gosâla.
Chương 6- Đức Thích Ca và Phật pháp
Cuộc đời Đức Phật – Khước từ chủ trương khổ hạnh. Phủ nhận Brahman – Vấn đề đẳng cấp – Nguồn gốc đau khổ và con đường thoát khổ – Tính phi thực của thế giới khả giác. Vạn pháp trùng trùng duyên khởi. Ngã và phi – ngã – Niết bàn – Đạo đức học của Đức Phật. Bất bạo động và Từ bi tâm – Giới, Định, Huệ – Đại hùng, đại lực, đại từ bi – Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật Thích Ca và Chúa Jesus – Vấn đề cứu rỗi thế giới – Tầm vĩ đại của Phật Thích Ca.
Chương 7- Hậu kì tư tưởng Phật giáo tại Ấn Độ
Học thuyết của Phật trở thành tôn giáo. Phật giáo Đại thừa – Từ bi tâm trong giáo lí Đại thừa. Tính phi thực của thế gian (Huyễn tướng của Vạn pháp). Hai chân lí – Sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ.
Chương 8- Phật giáo tại Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ
Phật giáo và Đạo giáo – Các tông phái Phật giáo Trung Quốc – Những cuộc bách hại tôn giáo – Phật giáo Tây Tạng (Lạt Ma giáo hay Mật tông).
Chương 9- Phật giáo tại Nhật Bản
Các tông phái khác nhau. Quan điểm nhập thế – Nichiren – Công giáo ở Nhật Bản. Sự phục hưng Thần đạo – Phật giáo thế giới.
Chương 10- Hậu kì học thuyết Bà – la – môn
Bộ kinh Brahmasutras – Camkara. Học thuyết về hai chân lí.
Chương 11- Thế giới quan Bà – la – môn giáo trong luật Manou
Quyền lợi và nghĩa vụ của giáo sĩ Bà – la – môn – Vua – Luật hình và Luật hộ – Chế độ đẳng cấp – Việc đền tội. – Phán quyết của Nietzsche.
Chương 12- Ấn giáo và Huyền học về Bhakti
Nguồn gốc Ấn giáo độc thần – Huyền học về Bhakti và hành động – Bhakti và hành vi đức lí – Các suối nguồn. – Các thiên trường ca sử thi Mahâbhârata và Bhagavad – Gitâ.
Chương 13- Thiên Bhagavad – Gitâ
Hành tàng bất nhị kì quan – Thế gian chỉ là tuồng ảo hóa, là trò hí lộng của con tạo. Triết gia Fichte với Bhagavad – Gitâ. Hỗn huống thuận đạo và nghịch đạo – Huyền học về hành động.
Chương 14- Từ Bhagavad – Gitâ đến thời hiện đại
Huyền học Ấn giáo và huyền học Bà – la – môn – Râmâjuna – Luân lí thông thường – Kinh Kural. Râma – Râmânanda. Tulsi Dâs – Kabir.
Chương 15- Tư tưởng Ấn Độ hiện đại
Râm Mohan Rai – Debendranâth Tagore – Keshah Candra Sen – Dyânand Sarasvati – Râmmakrisna – Svâmin Vivekananda – Sự suy tàn của học thuyết luân hồi tái sinh – Thế giá của truyền thống – Mahatma Gandhi – Rabindranâth Tagore – Tagore và những bản văn thiêng liêng – Tagore và sự biện minh thái độ nhập thế – Aurobindo Ghose – Radakrishnan. Krishnamurti.
Chương 16- Tia nhìn hồi quan và Viễn tượng tương lai
Tiến hóa của tư tưởng Tây phương và tư tưởng Ấn Độ – Tư tưởng Ấn Độ. Vấn đề tôn trọng thực tại – Tư tưởng huyền học với đạo đức học. Đạo đức học không giới hạn. Huyền học về đồng nhất tính và huyền học đức lí.
Mời bạn đón đọc.