Giới thiệu sách Những Ngày Cuối Cùng
Những Ngày Cuối Cùng:
Đây là cuốn tiểu thuyết ly kì tiếp theo của truyện Peeps do thời báo New York Times phát hành. Tác giả của những cuốn sách đang ăn khách nhất Scott Westerfeld
“Chúng tôi cần phải trở nên nổi tiếng khắp thế giới ngay lập tức, trong khi thực sự còn một thế giới nữa mà chúng tôi cần được nổi tiếng…”
“Sự ngờ vực, kết hợp với sự hài hước, và những nhân vật lôi cuốn kiệt xuất” Theo Kirkus nhận xét.
“….Một cuốn tiểu thuyết tiếp nối Peeps với diễn biến nhanh làm say mê độc giả…. CUỐN SÁCH THÀNH CÔNG thực sự” theo nhận xét của School Library Journal
“…..Một cuốn tiểu thuyết tiếp theo có khả năng dẫn điện…. Cả độc giả và những người yêu cuốn Peeps đều ham mê” Theo Booklist
“Mọi người đã nghe những vần thơ ngắn tuyệt đẹp dưới đây bao giờ chưa?
Vòng tròn màu hoa hồng đỏ
Một cái túi đầy những chùm hoa nhỏ
Tro tàn, tro tàn tất cả chúng ta rồi sẽ ngã xuống
Một vài người nói rằng bài thơ trên là về Cái chết đen, nạn dịch hạch thế kỷ 14 đã giết chết 100 triệu người. Đây là lý giải: “Vòng tròn màu hoa hồng đỏ” là triệu chứng đầu tiên của bệnh dịch: một vòng tròn da đỏ bị phát ban. Ở thời Trung cổ, người ta thường mang theo hoa, thường là những chùm hoa nhỏ để chống bị lây bệnh. Từ “Tro tàn, tro tàn” thường xuất hiện trong tang lễ và đôi khi nhà của các nạn nhân nhiễm bệnh bị đốt. Thế còn câu “Tất cả chúng ta rồi sẽ ngã xuống?” thì bạn có thể tự lý giải cho bản thân mình.
Thật buồn, mặc dù hầu hết các chuyên gia cho rằng bài thơ này là vô nghĩa. Họ nói rằng phát ban màu đỏ không thực sự là một triệu chứng của bệnh dịch và “tro tàn” có gốc là từ khác. Quan trọng hơn, vần thơ quá mới mẻ. Nó không thể xuất hiện bằng văn bản cho tới năm 1881.
Mặc dù vậy, xin hãy tin tôi: Đó là về nạn dịch hoạch. Các câu chữ đã có chút ít thay đổi so với bản gốc nhưng như thế là tự nhiên đối với những từ được bọn trẻ truyền miệng trong 7 trăm năm. Nó là sự nhắc nhở rằng Cái chết đen sẽ quay lại.
Làm sao tôi có thể chắc chắn như vậy về vần thơ này khi mà tất cả các chuyên gia lại không thừa nhận?
Bởi vì tôi đã ăn thịt đứa trẻ làm ra bài thơ này….”
Mời bạn đón đọc.