- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Ngày 19/3/1969, chiến sĩ quân y Hoàng Ngọc Đảm và thiếu úy Mỹ Homer Steedly bất ngờ chạm trán trên một con đường mòn giữa rừng núi Pleiku. Ngay lập tức, cả hai cùng giương súng lên. Anh Đảm đã ngã xuống vì viên đạn của Homer. Homer thu lượm cuốn sổ và giấy tờ của anh Đảm, gửi về nhà, nhờ người mẹ cất giữ trên căn phòng áp mái gần bốn mươi năm trời.
Ở quê nhà Thái Bình, gia đình anh Đảm sau này nhận được giấy báo tử, đồng thời một thầy bói lại nói rằng anh "đã ra nước ngoài và một ngày nào đó sẽ trở về trong vinh quang" – một tin đồn gây ngờ vực và sợ hãi vào thời ấy.
Tác giả cuốn sách này, nhà văn Wayne Karlin, được người cựu binh Homer nhờ mang tài liệu của anh Đảm trả lại cho gia đình anh vào năm 2005. Sau đó, Homer trực tiếp đến quê hương của người đã hy sinh, rồi cùng gia đình đi tìm mộ và đưa hài cốt anh Đảm trở về quê hương năm 2008.
Song hành cuộc đời của hai người lính nông dân từ hai đầu trái đất. Chuyện làng quê, chuyện gia đình và người thân của họ…đan quyện vào nhau. Một hành trình bắt đầu từ máu lửa chết chóc, kết thúc trong sám hối, cảm thông và hòa giải. Một cuốn sách lay động tâm can, khơi gợi ý nghĩ và hành động của con người, được viết bằng văn phong trang nghiêm mà lãng mạn.
"Những linh hồn phiêu dạt" một lần nữa chứng tỏ tài năng của Wayne Karlin trong việc phát hiện ra vẻ đẹp của tâm hồn con người giữa cảnh đổ nát của chiến tranh và mất mát. – Nhà văn Lê Minh Khuê.
Mời bạn đón đọc.
Thêm một truyện ký về chiến tranh Việt Nam
Đó là câu chuyện về một cựu binh Mỹ, thiếu uý Homer, người gần bốn mươi năm lưu giữ một cuốn sổ và giấy tờ của chiến sĩ quân y Việt Nam Hoàng Ngọc Đảm. Chính ông cũng là người giết chết ông Đảm trong một cuộc chạm trán tại chiến trường Pleiku. Cũng như nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến, Homer trải qua gần bốn mươi năm dằn vặt, khắc khoải với “hội chứng Việt Nam”.
Đó là câu chuyện về một cựu binh Mỹ, thiếu uý Homer, người gần bốn mươi năm lưu giữ một cuốn sổ và giấy tờ của chiến sĩ quân y Việt Nam Hoàng Ngọc Đảm. Chính ông cũng là người giết chết ông Đảm trong một cuộc chạm trán tại chiến trường Pleiku. Cũng như nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến, Homer trải qua gần bốn mươi năm dằn vặt, khắc khoải với "hội chứng Việt Nam".
Linh hồn người bị ông sát hại bên kia chiến tuyến và cả những đồng đội chết một cách vô nghĩa giữa chiến trường vẫn đeo đuổi, ám ảnh day dứt tâm trí ông. Trong nỗi day dứt khó nguôi ngoai, ông đã tìm đến nhà văn Wayne Karlin – người dẫn truyện – và nhờ ông trở lại Việt Nam tìm kiếm gia đình liệt sĩ Đảm và giao trả những kỷ vật từ chiến trường.
Năm 2005, Wayne Karlin đã gặp gỡ gia đình liệt sĩ Đảm. Năm 2008, cựu binh Mỹ Homer Steedly trở lại Việt Nam giúp thân nhân ông Đảm đi tìm hài cốt, đưa về quê nhà.
Một câu chuyện cảm động về cuộc trở về chiến trường cũ, tìm cách cứu rỗi tinh thần trong thời hậu chiến mà trước đây có thể bạn đọc Việt Nam đã trải nghiệm qua tiểu thuyết Ở lưng chừng thời gian của nhà văn Canada David Bergan (Nguyễn Tuệ Đan dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học 2007). Tuy nhiên, với Wayne Karlin, thì đây là một truyện ký (non-fiction), một tác phẩm được viết trong mối ưu tư và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh trong mỗi tâm hồn con người từng ở hai bên chiến tuyến.
N.V.Nguyên (Báo Sài Gòn tiếp thị)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn