- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Chúng ta không ngừng lênh đênh giữa đối tượng và sự giải hoặc nó, vì chúng ta bất lực không thể hiện được tổng thể của nó: bời vì nếu chúng ta thâm nhập đối tượng, chúng ta giải phóng nó nhưng chúng ta phá huỷ nó: và nếu chúng ta để mặc nó, chúng ta tôn trọng nó, nhưng chúng ta khôi phục nó khi nó vẫn bị huyễn hoặc
Ngay trong “lời tựa” Roland Barthes đã khẳng định ý muốn “tóm tắt sự lạm dụng ý hệ ẩn nấp”, chỉ ra tính chất dối trá của các huyền thoại. Antoine Compagnon, mặc dù khẳng định Những huyền thoại vẽ lại cả một giai đoạn lịch sử của nước Pháp, nhưng cũng nhấn mạnh là không được quên luận đề đầu tiên của cuốn sách: “tố cáo sự tha hoá của người dân thông qua ý hệ”. Đối tượng thực thụ của Những huyền thoại chính là ý hệ của xã hội tư sản (và/ hoặc tiểu tư sản)
Tuy nhiên, chỗ đứng chính trị của Roland Barthes không đơn giản là Marxit hoặc cánh tả. Một văn bản quan trọng cho thấy điều này: trên Lettres nouvelles số tháng bảy – tám 1955, ông đăng bài báo rất ngắn, “Tôi có phải người marxit hay không?” Đó là sau khi tờ La Nouvelle NRE đăng vài đoạn trích từ các “huyền thoại” và Jean Gúerin, đầy mỉa mai, đặt câu hỏi “liệu có phải là ông Roland Barthes chỉ đơn giản là người marxit hay không?” Câu trả lời của Barthes là: “Dạng câu hỏi này thường chỉ làm những người theo phía MacCarthy quan tâm… chủ nghĩa Marx không phải là một thứ tôn giáo, mà là một phương pháp giải thích và hành động”, sau đó ông kết tội tờ báo là “phản đông”. Như vậy là Barthes ở trong Những huyền thoại sử dụng nhiều cách nhìn và phương pháp phê phán marxit, nhưng ông không phải là một nhà marxit.
– “Đời sống hàng ngày của chúng ta mang đầy những huyền thoại: đấu vật, thoát y vũ, xe hơi, quảng cáo, du lịch… chúng nhanh chóng tràn ngập chúng ta. Tách khỏi hoàn cảnh thời sự khiến chúng ra đời. Bỗng nhiên chúng xuất hiện với thực chất của chúng: đó là ý thức hệ của văn hoá quần chúng hiện đại. Nhà huyền thoại học Roland Barthes ở đây giải mã chúng với nỗi băn khoăn – được thể hiện trong tiểu luận về huyền thoại ngày nay khép lại cuốn sách – muốn dung hoà giữa hiện thực và con người, giữa miêu tả và giải thích, giữa đối tượng và tri thức” – Éditions du Seuil, 1975
Mục lục:
Roland Barthes thứ nhất
Lời tựa
1. Những huyền thoại
Nơi người ta đấu vật
Diễn viên của ảnh viện Harcourt
Nhà văn đi nghỉ hè
Chuyến du ngoạn trên biển của dòng máu xanh
Lối phê bình câm và mù
Các loại xà phòng và bột giặt
Người nghèo và người vô sản
Cư dân trên sao hoả
Thao tác Astra
Các lứa đôi
Dominici hay thắng của văn chương
Hình ảnh tu sĩ Peirre
Tiểu thuyết và con cái
…
2. Huyền thoại, ngày nay
Huyền thoại là một ngôn từ
Huyền thoại như hệ thống ký hiệu
Hình thức và khái niệm
Sự biểu đạt
Đọc và giải mã huyền thoại
Huyền thoại như ngô ngữ bị đánh cắp
Giai cấp tư sản như công ty vô danh
Huyền thoại là ngôn từ phi chính trị hoá
Huyền thoại, ở phe tả
Huyền thoại, ở phe Hữu
Sự cần thiết và các hạn chế của huyền thoại học.
Mời bạn đón đọc.
Bóc trần huyền thoại thời đại
Thật khó mà tin rằng chúng ta đang sống trong một đời sống ngập tràn những huyền thoại. Những huyền thoại đôi lần lờ mờ gây nên những băn khoăn, hồ nghi, rằng có điều gì bất ổn, nhưng rồi ta bỏ quên ngay sau đó. Sống chung, thoả hiệp với những huyền thoại đương đại dễ dàng hơn là đào sâu tìm hiểu hay thậm chí là phản bác, giễu cợt lại chúng. Con búp bê nhựa đang được một đứa bé nâng niu, cốc rượu vang mà chàng trai lịch lãm đang cầm một cách điệu nghệ, tấm ảnh của một cô đào Hollywood bốc lửa…
Thật khó mà tin rằng chúng ta đang sống trong một đời sống ngập tràn những huyền thoại. Những huyền thoại đôi lần lờ mờ gây nên những băn khoăn, hồ nghi, rằng có điều gì bất ổn, nhưng rồi ta bỏ quên ngay sau đó. Sống chung, thoả hiệp với những huyền thoại đương đại dễ dàng hơn là đào sâu tìm hiểu hay thậm chí là phản bác, giễu cợt lại chúng. Con búp bê nhựa đang được một đứa bé nâng niu, cốc rượu vang mà chàng trai lịch lãm đang cầm một cách điệu nghệ, tấm ảnh của một cô đào Hollywood bốc lửa… tất cả là những huyền thoại đương thời, những huyền thoại có thể thuyết phục đám đông, dựng lên một ý nghĩa mới, bắt thế giới và tâm trí con người hoạt động xung quanh chúng. Những huyền thoại do con người tạo nên, bằng những diễn biến tâm lý, văn hoá hay ràng buộc xã hội của chính họ, rồi đến những huyền thoại đó tác động trở lại, biến người tạo ra thành những tín đồ ngưỡng vọng.
Phải thừa nhận ngay là với những quảng cáo như bột giặt, sữa tắm, do bị tác động bởi những “chiều sâu” và “thẩm thấu”, chúng ta gần như tin về việc chất bẩn được đẩy ra và chất liệu vải có ảnh hưởng hay chỉ là bóng mờ trong tâm trí. Hình ảnh cô gái với mái tóc bồng bềnh và những giọt dầu thấm vào bên trong tóc khiến ta mê mải chiêm ngưỡng đến quên mất chất sừng của tóc và khả năng ăn mòn của xà phòng. Có bao giờ, ngay cả khi ta còn bé, ta tự hỏi rằng sao đa số đồ chơi trẻ em từ búp bê đến nhà cửa, đồ dùng y tế… đều là những thứ mô phỏng mối quan tâm của người lớn – những người tạo ra đồ chơi. Việc vô thức cố xác định khung xã hội, những chuyển biến chính của thế giới người lớn vào trong đồ chơi trẻ em là cách khiến các em chấp nhận rằng mình mãi mãi ở trong mô hình ấy dù chúng là đồ chơi hay là những đồ vật thật. Một ánh cười trẻ thơ với các đồ chơi sáng tạo, ngôi nhà có mái nằm dưới đất thú vị hơn hẳn một áp đặt kín đáo về trách nhiệm xã hội trên những đồ chơi làm sẵn. Huyền thoại về người lớn thu nhỏ không cần thiết. Huyền thoại về cư dân sao Hoả bùng lên ở thập niên 50 thế kỷ trước, tiếc thay không phải là từ các bằng chứng về người ngoài hành tinh, mà kín đáo hơn là mối quan tâm đến các xã hội mới và khó đến gần như Liên Xô: người ta tự tạo ra mối sợ hãi và e dè với các mô hình sống mà họ không nắm rõ. Người đọc hơn một lần ngạc nhiên vì “bị” hay “được” sách điểm trúng suy nghĩ của mình.
“Khi huyền thoại liên quan đến một tập thể, nếu người ta muốn giải thoát khỏi huyền thoại, thì phải xa lánh cả cộng đồng”, tất nhiên làm được như những nhà huyền thoại học này không dễ dàng chút nào. Người đọc cứ yên tâm sống với những huyền thoại khi đã hiểu rõ hơn về chúng. Sau hơn 50 năm kể từ khi ra đời (1956) cuốn sách nghiên cứu ký hiệu này vẫn đầy tính thời sự và cần thiết cho chúng ta.
Vương Thuấn
(Nguồn: Báo SGTT)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn