Giới thiệu sách Những Bông Hoa Không Tàn
NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG TÀN tập hợp những bài viết của tác giả Vân Long về các tác phẩm thơ. Những cảm xúc lắng đọng, những cảm nhận tinh tế của tác giả đưa người đọc đến gần với thơ hơn. Vì mỗi người có cách cảm nhận riêng, nên những bài viết của tác giả cũng chỉ là một cách hiểu giúp người đọc hiểu thêm và hiểu rõ hơn. Và bằng cách riêng của mình, tác giả đã thổi vào đó một niềm tin, một sức sống diệu kỳ qua từng câu chữ. Đó vừa là khám phá mới vừa là những nhận xét về thơ. Chẳng hạn, tác giả nhận định Lê Đạt là “người làm mới chữ”; Hoàng Nhuận Cầm qua tác phẩm “Mưa Thuận Thành”, “ông chỉ là một nhà tài tử của ngôn ngữ, ông chơi cái đẹp ngữ nghĩa, ông chơi mỹ từ”; còn với Đoàn Thị Lam Luyến thì “chị là điển hình cho lớp nhà thơ sau đổi mới văn học khi cái tôi cá nhân bộc lộ được những góc khuất tâm trạng. Tính lý tưởng của thơ chị gần với người tình lý tưởng đến mức thiếu người đó, chị như cái xác không hồn, có người đó, cuộc tình sẽ dài tới cả kiếp sau…”. Và, Vân Long cũng đã mạnh dạn nhận xét khi đọc tập thơ “Viết tặng em trong ngôi nhà chật” của Trần Quang Quý: “Trong tập thơ không phải có những trái còn xanh, những nhược điểm cần khắc phục. Tôi chỉ xin ghi nhận những gì anh đạt được…”.
MỤC LỤC
I- Gương mặt thơ
Quang Dũng – Mây đầu ô
Nhà thơ – nhà văn hóa Trần Lê Văn
Ngô Quân Miện – Ung dung sống, nhẩn nha thơ
Lê Đạt – Người làm mới chữ
Nhớ Phạm Hầu – Một tài thơ trong quá khứ
Trúc Thông – Chầm chậm với mình
Thanh Tùng – Như máu ứa một thời trai trẻ
Đoàn Thị Lam Luyến – Đơn côi chiếc bóng
Thi Hoàng – Từ gọi nhau qua vách núi…
… đến bóng ai gió tạt
II- Điểm dừng
Sự đa dạng của một người viết
Ghi nhận về thơ Hoàng Cầm
Thơ tứ tuyệt của Yến Lan
Dấu ấn thời gian
Xúc sắc mùa thu
Âm thanh mới trong Tiếng hát tháng giêng
Điểm gặp
Đọc Mimoza
III- Từ nghiệp đến nghề
Thơ và cấu tứ
Câu thơ – Ngôn ngữ riêng của nhà thơ
So sánh trong thơ
Tinh tế trong thơ
Thơ tâm linh
Cảm thức lịch sử của nhà thơ
Những đồng tác giả… ẩn danh
Cuộc sống bộn bề, thơ ngắn lại
Nghịch lý trong thơ
IV- Mua vui cũng được…
Những bông hoa không tàn
Kết nỗi đau thành ngọc
Nối mạng rượu thơ
Trinh Đường – Phút cuối
Vàng của mùa thu
Số phận một bài thơ