Như Núi Như Mây
(SGGP ngày 18/10/2006)
“Như núi như mây”
Mượn tứ từ hai câu ca dao: “Đôi ta như nút với khuy/Như mây với núi biệt ly không đành”, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã cấu trúc nên cuốn tiểu thuyết “Như núi như mây” đầy sức mê hoặc. Sự mê hoặc đó được dẫn dắt từ… phòng viếng của nhà tang lễ Forest Lawn Hollywood Hills ở Los Angeles đến sự hé mở về mối tình giữa Sơn và Vân… Đây có thể xem là cuốn tiểu thuyết khá thành công của Nguyễn Đông Thức.
T.N.T
(SGGP ngày 18/10/2006)
“Như núi như mây”
Mượn tứ từ hai câu ca dao: “Đôi ta như nút với khuy/Như mây với núi biệt ly không đành”, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã cấu trúc nên cuốn tiểu thuyết “Như núi như mây” đầy sức mê hoặc. Sự mê hoặc đó được dẫn dắt từ… phòng viếng của nhà tang lễ Forest Lawn Hollywood Hills ở Los Angeles đến sự hé mở về mối tình giữa Sơn và Vân… Đây có thể xem là cuốn tiểu thuyết khá thành công của Nguyễn Đông Thức.
T.N.T
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Như Núi Như Mây
(Thứ Sáu, 20/10/2006)Rồi như núi như mây…
(Như núi như mây, tiểu thuyết của Nguyễn Đông Thức, Công ty văn hóa Phương Nam và NXB Văn Nghệ)
(Thứ Sáu, 20/10/2006)Rồi như núi như mây…
(Như núi như mây, tiểu thuyết của Nguyễn Đông Thức, Công ty văn hóa Phương Nam và NXB Văn Nghệ)
TT – Tác giả thật là một người khéo kể chuyện tình, anh dẫn dắt người đọc đi qua biến động thời đại lớn đến chia rẽ hai cuộc đời đúng ra thuộc về nhau với những rung động nhẹ nhàng, như cảm xúc một chiều thu đi giữa con đường mang nhiều dấu ấn kỷ niệm.
Mượn lời dân gian: Đôi ta như nút với khuy/ như mây với núi biệt ly không đành, tác giả đặt tên tiểu thuyết của mình Như núi như mây và tên hai nhân vật chính là Sơn, là Vân… Một không khí quấn quít ngay từ những chữ đầu tiên của tác phẩm.
Tình yêu. Có gì khác hơn là tình yêu trong một không khí quấn quít như thế. Những trang sách đẹp nhất tác giả dành cho ngày mới lớn và mối tình lãng mạn, cổ điển, nhiều trắc trở giữa cô nữ sinh quí tộc Bạch Vân và anh chàng sinh viên tài hoa Minh Sơn. Họ nói với nhau “sẽ không còn cuộc tình nào khác nữa” và họ đã sống đúng như thế trong gần 30 năm tuyệt dấu nhau. Những trang sách còn lại vẫn chỉ là tình yêu, đẹp đến đau lòng, trong nỗi quay quắt nhớ thương chảy tràn qua năm tháng và khoảng cách vời vợi, giữa biên giới các quốc gia, sự sống và cái chết.
Thời đại. Chẳng ai mong mình sống vắt ngang những biến động và rơi vào cuộc loạn ly. Góp nhặt những chi tiết của lịch sử, những chuyến vượt biển của thuyền nhân, các mặt trận thanh niên xung phong, cuộc sống người Việt tị nạn ở nước ngoài, cái cơ cực của thời bao cấp… Tất cả đã làm nên một không khí thời đại chân thật và tự nhiên phả ra theo từng trang sách, bi kịch tình yêu lên ngôi nơi đó.
Gấp sách lại và ngước nhìn quanh, những người chừng 50 tuổi quanh đây, giống một chút những nhân vật trong Như núi như mây, hay đơn giản hơn, họ hình như cũng có một tình yêu gần như thế…
HƯƠNG YÊN.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Người Vớt Phù Du (Tập Truyện Ngắn)
(Thứ Sáu, 20/07/2007)
Người vớt phù duTT – Tập truyện ngắn mới của Phạm Hải Anh được tác giả đề tặng “Những người đã cùng tôi chia sẻ 12 năm cuộc đời từ khi là một cô giáo dạy văn ở Hà Nội đến lúc bôn ba khắp thế giới, rồi một mình trở lại VN”.
Người vớt phù du là tập truyện như tinh tuyển, như chọn lọc, có bổ sung những truyện mới, từ những tập truyện đã ra trước đây của Phạm Hải Anh (Huyết đằng, Đi hết đường mưa, Tìm trăng đáy giếng). Tập truyện được tác giả cấu trúc thành các phần: Cắt rốn – Nhìn – Lưới tình – Xa xứ – Phù du.
Hai mươi tám truyện (nhị thập bát tú, một con số chiêm tinh) sắp xếp theo năm phần như vẽ phác một chặng đời, một quá trình sống và trải nghiệm của một con người. Tính tự truyện của tác phẩm do đó cũng thấy được phần nào.
Nhân vật trong các truyện của Phạm Hải Anh là nữ, những cô gái dở dang tình duyên, chờ đợi mãi hạnh phúc không đến, mà thời gian cứ trôi, cuộc đời cứ qua. Hạnh phúc lứa đôi là gì mà lận đận một đời mãi không tìm thấy. Xuyên suốt tập truyện là một con người như đã đi lạc từ khi lọt lòng mẹ, lạc vào cuộc đời, ngơ ngác giữa cõi người, những điều bình thường, đơn giản với bao người thì với cô lại thành ra những day dứt, băn khoăn.
Dẫu là phù du thì cũng là một kiếp sống. Nhưng sống kiếp phù du thì lại không an phận. Mình có phải là phù du cho người khác vớt? Hay mình hư ảo cũng là kẻ vớt phù du? – những câu hỏi ám ảnh khi đọc truyện Phạm Hải Anh.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
(Thứ Sáu, 20/07/2007)
Người vớt phù duTT – Tập truyện ngắn mới của Phạm Hải Anh được tác giả đề tặng “Những người đã cùng tôi chia sẻ 12 năm cuộc đời từ khi là một cô giáo dạy văn ở Hà Nội đến lúc bôn ba khắp thế giới, rồi một mình trở lại VN”.
Người vớt phù du là tập truyện như tinh tuyển, như chọn lọc, có bổ sung những truyện mới, từ những tập truyện đã ra trước đây của Phạm Hải Anh (Huyết đằng, Đi hết đường mưa, Tìm trăng đáy giếng). Tập truyện được tác giả cấu trúc thành các phần: Cắt rốn – Nhìn – Lưới tình – Xa xứ – Phù du.
Hai mươi tám truyện (nhị thập bát tú, một con số chiêm tinh) sắp xếp theo năm phần như vẽ phác một chặng đời, một quá trình sống và trải nghiệm của một con người. Tính tự truyện của tác phẩm do đó cũng thấy được phần nào.
Nhân vật trong các truyện của Phạm Hải Anh là nữ, những cô gái dở dang tình duyên, chờ đợi mãi hạnh phúc không đến, mà thời gian cứ trôi, cuộc đời cứ qua. Hạnh phúc lứa đôi là gì mà lận đận một đời mãi không tìm thấy. Xuyên suốt tập truyện là một con người như đã đi lạc từ khi lọt lòng mẹ, lạc vào cuộc đời, ngơ ngác giữa cõi người, những điều bình thường, đơn giản với bao người thì với cô lại thành ra những day dứt, băn khoăn.
Dẫu là phù du thì cũng là một kiếp sống. Nhưng sống kiếp phù du thì lại không an phận. Mình có phải là phù du cho người khác vớt? Hay mình hư ảo cũng là kẻ vớt phù du? – những câu hỏi ám ảnh khi đọc truyện Phạm Hải Anh.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Đợi Chờ (Tiểu Thuyết)
(Ngày 22-07-2007)
Tiểu thuyết Đợi chờ (Waiting) của nhà văn Trung Quốc Cáp Kim (Ha Jin) đã đoạt giải thưởng sách quốc gia của Mỹ, giải thưởng Pen/ Faulkner. Báo New York Times nhận xét “Đợi chờ là cuộc thám hiểm kỳ thú vào vùng đất quen thuộc mà ngàn đời nay vẫn còn bí hiểm – trái tim con người” Cáp Kim có một giọng văn đầy ám ảnh, cứ như chảy ra từ sâu thẳm trái tim của nhân vật. Không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống ở một vùng quê nghèo Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 20 với những hủ tục khắc nghiệt đến mức khó tin, Đợi chờ đã khắc họa những con người với nỗi đau số phận nặng trĩu, với khát vọng nhân bản bị đè nén tưởng như không thể có ở một không gian khác.
Mười tám năm ròng, bác sĩ Khổng Lâm tìm cách ly dị người vợ già do bố mẹ mai mối để thực hiện lời hứa với người yêu Ngô Mạn Na nhưng lần nào ông cũng thất bại. Mười tám năm ly thân, bố mẹ già ở quê cũng đã qua đời, sự tận tụy của người vợ quê mùa cũng không còn làm ông day dứt nhưng Khổng Lâm vẫn không thể. Và tình yêu với cô y tá cùng bệnh viện, từ lúc cô còn trẻ đến khi sắp thành bà già, cả hai không dám vượt qua sự cấm đoán.
Cho đến khi cả hai đạt được ước nguyện của mình, họ mới hiểu hạnh phúc thật ra có nhiều mùi vị, hạnh phúc là sự tiếp tục của những khổ đau, ràng buộc, những xúc cảm bất chợt lạ kỳ, mạnh hơn lý trí. “ Chỉ còn hai hôm nữa là đến tết. Mỗi mùa đông ông ở lại bệnh viện và luôn về nhà vào dịp hè. Kỷ niệm này khiến ông buồn bực. Không hiểu sao ông ước rằng Thục Ngọc và Hoa ghét ông và cấm ông đến căn nhà này. Có lẽ điều đó sẽ làm ông cảm thấy dễ chịu hơn, ít gắn bó với họ hơn. Chẳng mấy chốc ông không nén được cảm xúc. Ông thấy mình đáng thương, náo nức muốn nói điều gì làm họ hiểu ông nhưng lưỡi ông không còn là của ông nữa”.
Sức hấp dẫn của Đợi chờ là tác giả đã kể một câu chuyện xót xa, khốc liệt đến tận cùng nhưng vẫn đầy chất thơ, mộng mị. Một thực tế đầy tính thuyết phục nhưng mang hương vị cổ tích, có lẽ bởi tác giả hiểu hơn ai hết những ngóc ngách thầm kín, bí ẩn trong trái tim con người.
Thu Huyền
(Ngày 22-07-2007)
Tiểu thuyết Đợi chờ (Waiting) của nhà văn Trung Quốc Cáp Kim (Ha Jin) đã đoạt giải thưởng sách quốc gia của Mỹ, giải thưởng Pen/ Faulkner. Báo New York Times nhận xét “Đợi chờ là cuộc thám hiểm kỳ thú vào vùng đất quen thuộc mà ngàn đời nay vẫn còn bí hiểm – trái tim con người”
Cáp Kim có một giọng văn đầy ám ảnh, cứ như chảy ra từ sâu thẳm trái tim của nhân vật. Không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống ở một vùng quê nghèo Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 20 với những hủ tục khắc nghiệt đến mức khó tin, Đợi chờ đã khắc họa những con người với nỗi đau số phận nặng trĩu, với khát vọng nhân bản bị đè nén tưởng như không thể có ở một không gian khác.
Mười tám năm ròng, bác sĩ Khổng Lâm tìm cách ly dị người vợ già do bố mẹ mai mối để thực hiện lời hứa với người yêu Ngô Mạn Na nhưng lần nào ông cũng thất bại. Mười tám năm ly thân, bố mẹ già ở quê cũng đã qua đời, sự tận tụy của người vợ quê mùa cũng không còn làm ông day dứt nhưng Khổng Lâm vẫn không thể. Và tình yêu với cô y tá cùng bệnh viện, từ lúc cô còn trẻ đến khi sắp thành bà già, cả hai không dám vượt qua sự cấm đoán.
Cho đến khi cả hai đạt được ước nguyện của mình, họ mới hiểu hạnh phúc thật ra có nhiều mùi vị, hạnh phúc là sự tiếp tục của những khổ đau, ràng buộc, những xúc cảm bất chợt lạ kỳ, mạnh hơn lý trí. “ Chỉ còn hai hôm nữa là đến tết. Mỗi mùa đông ông ở lại bệnh viện và luôn về nhà vào dịp hè. Kỷ niệm này khiến ông buồn bực. Không hiểu sao ông ước rằng Thục Ngọc và Hoa ghét ông và cấm ông đến căn nhà này. Có lẽ điều đó sẽ làm ông cảm thấy dễ chịu hơn, ít gắn bó với họ hơn. Chẳng mấy chốc ông không nén được cảm xúc. Ông thấy mình đáng thương, náo nức muốn nói điều gì làm họ hiểu ông nhưng lưỡi ông không còn là của ông nữa”.
Sức hấp dẫn của Đợi chờ là tác giả đã kể một câu chuyện xót xa, khốc liệt đến tận cùng nhưng vẫn đầy chất thơ, mộng mị. Một thực tế đầy tính thuyết phục nhưng mang hương vị cổ tích, có lẽ bởi tác giả hiểu hơn ai hết những ngóc ngách thầm kín, bí ẩn trong trái tim con người.
Thu Huyền
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn