Giới thiệu sách Nhiệt Đới Gió Mùa
Nhiệt Đới Gió Mùa
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau của những năm tháng bom đạn ấy đôi khi vẫn trở lại trên trang viết của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Lê Minh Khuê, nữ nhà văn gốc xứ Thanh sinh năm 1949 là một trong những cây bút truyện ngắn hàng đầu thành danh với những tác phẩm về đề tài hậu chiến.
Được chọn làm tên chung cho cả tập sách, truyện vừa Nhiệt đới gió mùa là sáng tác hoàn toàn mới, lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng. Câu chuyện với những tình tiết éo le khó lòng tưởng tượng nổi này được xây dựng từ những ký ức có thật trong gia đình tác giả, gợi lại những đau thương của một thời không thể và cũng không được phép lãng quên.
***
“…Thù hận làm đời ta ngắn lại… Hiếu nhìn về phía biển. Biển ở đây bồi, đầy bùn. Những rừng cây tràm cây đước chắn sóng chạy ngút ngàn dọc biển. Qua thị trấn này qua một cái làng mới đến biển nhưng đứng đây vẫn có thể ngửi được mùi mặn của muối mà gió mùa đưa lên. Hai anh em nghe rõ tiếng lao xao trong gió. Như tiếng những linh hồn oan khuất đang nhìn những người trẻ tuổi vừa nghe về cái chết của họ. Họ như được minh oan…” – Trích Nhiệt đới gió mùa
“Lan Hương nhún một bên. Hai rapper nói ráp một bên. Huýt sáo vỗ tay. Hai rapper vuốt tóc cúi người sờ chim sờ chân chém gió móc tay túi quần mồm miệng tía lia nhạc sàn ngoáy tít đèn như phim chiến tranh tia lên trần chiếu tìm máy bay phát xít thế chiến… Vỗ tay ầm ầm… Cảnh nhìn cả bọn thấy kích động toàn thân tê buốt như bị giội nước lạnh đúng đỉnh đầu. Hắn không còn thấy tức. Hắn thấy căm thù…” – Trích Ráp Việt
“…Vì cái xe của bác mà tôi phải về. Tôi đã đứng trên thành cầu Long Biên. Tôi đứng từ tối. Tôi chỉ cần gieo mình một cái thì giờ này tôi đã được ra biển rồi. Yên thân tôi. Nhưng cái xe. Không có cái xe thì bác với các cháu khổ… Tôi cứ trách mình sao lại mượn xe của bác sao tôi không đi bộ. Từ đây ra đó đâu có xa sao tôi không đi bộ…” – Trích Đồ cũ
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn