Giới thiệu sách Nhị Thập Tứ Hiếu (Toàn Tập)
“Vào đời nhà Tấn, có cậu bé Dương Hương nổi tiếng hiếu thảo từ lúc còn nhỏ… Cậu không bao giờ làm mẹ cha buồn lòng dù là một việc nhỏ…
Khi lên mười bốn tuổi, Dương Hương rất chăm chỉ học hành nhưng vẫn không xao lãng bổn phận làm con của mình. Đêm nào cũng thế, trước khi học bài Dương Hương cũng lo chăn màn thật kỹ lưỡng cho cha mẹ ngủ.
Một hôm, Cha cậu bị té trặc chân, không đi được nữa! Ông đang ngồi ở đầu làng kìa! Vừa nghe vậy, Dương Hương cắm đầu chạy ngay..
– Cha ơi! Cha ơi! Cha có sao không?!
Và cậu rất mừng khi thấy cha không sao…
– Để con cõng cha về! Cha đừng lo, con đủ sức cõng mà!
Dương Hương cố hết sức mình để cõng cha về nhà…
– Thưa cha, dạo này cha đã già yếu, một mình e không tiện… vậy cha có đi đâu thì cho con theo hầu..,
Từ đó, mỗi khi cha đi đâu thì Dương Hương đi theo… Dù mưa hay nắng cậu cũng không để cha đi một mình… Và khi cha nói chuyện với khách thì cậu đứng hầu quạt cho cha… Những khi phải đi qua những con đường lầy lội cõng sình thì cậu lại cõng cha lên lưng mà đi.
Một hôm:
– Ngày mai con theo cha ra thăm thửa ruộng ở bìa rừng.
– Cha mặc thêm áo này … trời còn lạnh
Sáng hôm sau, Dương Hương cùng cha đi ra lúc trời vừa hừng sáng. Hai cha con Dương Hương vừa đến bìa rừng….
– Cọp, cọp!
Hai cha con toan chạy nhưng con cọp đã lao ra…
– Cha ơi! Coi chừng!
Nó hất cha của cậu té xuống ngay.
– Cha ơi!
– Nó sẽ giết cha mất! Ta phải cứu cha dù có chết cũng cam lòng!
Vì lòng thương cha, Dương Hương không còn sợ con cọp, cậu lao tới dùng hai tay đấm túi bụi vào đầu nó. Có lẽ vì ngạc nhiên trước sự can đảm của cậu bé, để bảo vệ cha, con cọp thụt lui lại đứng nhìn họ.
Cha con Dương Hương thoát nạn trở về an toàn. Mọi người hết lời khen ngợi Duơng Hương.
– Vì để cứu cha mà cậu dám liều mình đánh nhau với hổ dữ trong khi không có một tấc sắt trong tay. Thật là “hiếu mạnh hơn uy”
Về sau có bài thơ khen ngợi Dương Hương:
Giữa rừng gặp cọp tay không,
Dù rằng thú dữ quyết xông đánh liền
Cha con đều được bình yên,
Miệng hùm đã thoát đoàn viên cùng về
….”
Mời bạn đón đọc.