Giới thiệu sách Nhẫn Thạch
Hòn đá kiên nhẫn, Nhẫn thạch. Trong huyền thoại Ba Tư, đó là một hòn đá ma thuật mà người ta đặt trước mắt mình để trút gửi vào nó tất cả những đau đớn, những bi thương, những thống khổ của đời mình… Người ta ký thác cho nó tất cả những gì không dám thổ lộ với ai khác… và hoàn đá, như một miếng bọt biển, hút lấy tất cả những lời đó, tất cả các bí mật cho đến một ngày nó nổ tung… Và ngày đó ta được giải thoát.
Người đàn bà ngồi đó, bên “nhẫn thạch” của chị, khi người chồng đang nằm hôn mê với viên đạn trong gáy – người đàn bà đó đã miệt mài trao gửi những bí mật lớn nhất của đời mình và chờ đợi sự giải thoát tưởng như chỉ có trong huyền thoại…
Vùng đất Trung Đông dường như bí ẩn, xa lạ sau tấm mạng che của người phụ nữ, những người đàn bà cam chịu vốn không được phép mang trong mình quá nhiều điều bí mật. Những chính khi đó, những sự thật giản đơn lại trở thành bí mật.
Người đàn ông nằm đó, vô hại, kiên nhẫn như một xác chết và nguy hiểm như một xác chết. Ngay khi đó, người vợ, người đàn bà câm lặng đã nhận ra đó chính là nhẫn thạch (hòn đá kiên nhẫn), nơi người ta có thể trút vào đó những điều bí mật, đau đớn, hoặc là ngay lúc này, hoặc là không bao giờ nữa cô được giải thoát khỏi tất cả những đau khổ của mình.
Cái tư thế đó vô hình đã báo hiệu sự ngưng trệ của thời gian, nó hoà hợp một cách không thể nào bình tĩnh hơn với một người đàn ông nằm im như chết, với nhịp thở đều đặn, những giọt nước ngọt – mặn nhỏ xuống từ ống truyền và đặc biệt là nhịp điệu cầu kinh, nhịp điệu của những hoạt động chính xác từng nhịp thở.
Người đàn ông đã nằm đó mười sáu ngày, người đàn bà đã ngồi đó mười sáu ngày, nhưng những hành động và trạng thái của họ không có gì đổi khác. Họ bị đóng băng giữa một sân khấu mà người xem lúc nào cũng chỉ nhìn thấy một phía: người đàn bà quỳ, người đàn ông nằm và "những tấm rèm cửa có hoạ tiết chim di cư."
Khi đó nhẫn thạch trở thành một bi kịch, một sự giải phóng thân xác, không phải chỉ là thân xác của người đàn bà mà là cả thân xác của người đàn ông trong một đất nước mà tình dục vướng phải vô vàn điều cấm kỵ.
Thành công của Nhẫn Thạch, có lẽ bởi Atiq Rahimi đã giữ được nhịp điệu cho cả cuốn tiểu thuyết này bằng những câu văn ngắn gọn nhưng lại không phải để diễn đạt sự gấp gáp của hành động – trái lại, nó là một sự dồn nén để dọn đường cho sự bùng nổ ở đoạn kết câu chuyện.
Bằng cách đó, chúng ta hình dung ra được một cuộc chiến đẫm máu qua cửa sổ phòng, những tiếng la hét, kêu gào của một người đàn bà đau đớn và sự nhúc nhích của một "hòn đá" vốn đã nằm yên như một kẻ hôn mê…
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Với Nhẫn Thạch, Atiq Rahimi đã dựng lên một sân khấu, ở đó tràn ngập những lời độc thoại của người phụ nữ, nơi duy nhất người đàn ông chịu im lặng (dẫu cho là một sự im lặng chết chóc) giữa đất nước mà người phụ nữ chưa bao giờ được cất lên tiếng nói.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
"Nếu mọi tôn giáo đều là một sự tích về thần khải, thần khải một chân lý, vậy thì (…) sự tích của chúng ta, cũng là một tôn giáo… Thân thể là thần khải của chúng ta!". Atiq Rahimi đã chọn một phụ nữ Hồi giáo bị bỏ rơi trong một thành phố chiến sự Afghanistan để "mặc khải" điều đó…
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn