Người Tù Bé Nhỏ

Người Tù Bé Nhỏ
Giá bìa: 42.000₫
Giá bán: 33.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Jane Elliott
  • Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn
  • Nhà phát hành: Tân Việt
  • Khối lượng: 400.00 gam
  • Kích thước: 13x19 cm
  • Ngày phát hành: 04/2007
  • Số trang: 296

Giới thiệu sách Người Tù Bé Nhỏ

Jane Elliott

Jane Elliott

Người tù bé nhỏ – Chát chúa sự thật gia đình

 

“Phút trước tôi vừa mới ngập mình trong một cảm xúc phấn khích tột độ, phút sau tôi đã rơi vào nỗi hoảng sợ, hoảng sợ về những gì sẽ xảy ra nếu như tôi phơi bày toàn bộ sự thật”. “Người tù bé nhỏ” đã được mở đầu như một lời cảnh báo cho từng độc giả trước khi đặt mình cuốn trong tự truyện về cuộc đời của cô bé Janey – nhân vật chính và cũng là hình tượng của tác giả Jane Elliott.

 

Nếu như với nhiều đứa trẻ, gia đình là điểm tựa đích thực cho tuổi thơ thì với Janey, hai chữ gia đình trở thành “nhà tù” đúng với nghĩa của từ này. Bằng lời kể chân thật, giản dị, câu văn không cầu kì, chau chuốt, Jane Elliott chinh phục độc giả bằng chính sự thực trần trụi về một phần cuộc đời của mình từ lúc lên 4 tuổi.

 

17 năm trong cuộc đời sống với gia đình, Janey (tên nhân vật được nhà văn đổi lại) trở thành một kẻ nô lệ tình dục thực sự, một đứa “con hoang Pakistan” cả về thể xác và tinh thần. Tập trung vào việc tố cáo sự lạm dụng tình dục tinh vi và có hệ thống, mục đích rõ ràng của người cha dượng hơn cô bé 14 tuổi, “Người tù bé nhỏ” một lần nữa đặt độc giả vào cái suy nghĩ “khác máu tanh lòng” đang ngấm vào đời sống của xã hội Phương Tây.

 

Nhưng nếu như ở nhiều nước, sự thù ghét đó chỉ dừng lại ở việc hành hạ, nhục mạ khi ép phải làm việc như một con ở không công thì sự căm thù “con nô lệ bẩn thỉu” của kẻ mang danh “bố” còn nặng nề và đáng ghê tởm hơn với những “trò chơi” tình dục điên loạn – một sự “trả ơn” theo suy nghĩ của hắn.

 

Ngay cả tình yêu, hạnh phúc gia đình của Janey cũng nằm trong kế hoạch tính toán của người cha dượng, để hắn có thể chiếm đoạt, cưỡng bức cô một cách an toàn nhất, khéo léo nhất. Bực tức với sự nhu nhược bao nhiêu của người mẹ thì sự phẫn uất đến tội nghiệp cho bản thân nhân vật chính của người đọc càng tăng lên bấy nhiêu. Bên trong vỏ bọc của một ngôi nhà được trang hoàng gọn gàng, sạch sẽ là một khối những điều trái khoáy, dị hợm mà người cha dượng chính là người kiểm soát, tổ chức và thực hiện.

 

Nghẹn ngào, thương cảm, ghê sợ và phẫn nộ là cảm xúc mà bất cứ người đọc nào cũng có thể cảm nhận được khi lật giở từng trang trong “Người tù bé nhỏ”. Nó chất chứa trong đó toàn bộ những lời mà ngay từ đầu nhà văn Jane Elliott đã cảnh tỉnh: phút trước phấn khích tột độ để rồi ngay sau đó hoảng sợ về những gì mà cô bé Janey phải đối mặt.

 

Nhưng dù thế nào, trong những trang viết chân thực đến trần trụi ấy, độc giả vẫn thấy le lói ý nghĩa nhân văn, trong sáng, vô tư qua ước mong của một cô bé, một thiếu nữ và sau đó là một bà mẹ trẻ bất đắc dĩ cho những người thân, cho tình yêu và cho những đứa con của mình.

 

Đề cập sát thực về nạn bạo hành gia đình và lạm dụng tình dục trẻ em, “Người tù bé nhỏ” của Jane Elliott tuy chỉ là một trong nhiều cuốn tự truyện kể về tuổi thơ bị lạm dụng nhưng đã gây được tiếng vang lớn trên thế giới. Quá trình viết lại câu chuyện này cũng là một khó khăn đối với chính tác giả “vì nó đã khuấy động lại những ký ức và những tình cảm mà tôi dã cố gắng để quên đi. Nhưng giờ đây, tôi đã có thể hét to trước toàn thế giới tất cả những gì mà người ta bảo tôi phải giữ bí mật. Điều đó khiến tôi có cảm giác như một gánh nặng nghìn cân đã được cất khỏi đôi vai bé nhỏ của mình”.

 

Và bản thân nhà văn khi xuất bản cuốn sách này cũng đã hiểu rõ đối tượng độc giả: “Tôi cho rằng, độc giả của những cuốn sách như “Người tù bé nhỏ” sẽ chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người được sinh ra và lớn lên trong những gia đình ổn định,hạnh phúc và họ muốn được hiểu hơn về một thế giới mà họ khó có thể tưởng tượng ra nổi. Nhóm thứ hai là những người đã phải chịu đựng những gì tương tự và họ có thể tìm thấy ở những cuốn sách đó một niềm an ủi rằng họ không cô đơn trên thế giới này. Họ cũng có thể khám phá ra rằng không những việc tạo ra một cuộc sống bình thường và hạnh phúc là hoàn toàn có thể, mà họ còn có thể biến tất cả những điều tưởng chừng như bất hạnh, đau khổ thành một điều gì đó tích cực hơn.”

 

Nếu như chúng ta không hiểu được điều gì đang diễn ra trong những gia đình giống như gia đình của Janey thì có lẽ chúng ta không bao giờ có thể hy vọng làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn trước. Liệu đó có phải là Một sự thật chat chúa về gia đình mà “Người tù bé nhỏ” muốn chuyển tải đến người đọc?!

 Thanh Giang

Người tù bé nhỏ và tuổi thơ bị đánh cắp

 Jane Elliott không phải là nhà văn nhưng câu chuyện của cô có thể gây xúc động với bất cứ ai đọc nó, và trở thành cuốn sách best-seller tại Anh năm 2005. Phải chăng những gì tưởng chừng phi lý trong tự truyện của Jane lại là điều có thực trong cuộc sống hiện tại.

 

Có bao giờ bạn dám tin một em bé mới chỉ lên 4 đã bị lạm dụng tình dục, một tuổi thơ hằn sẹo bởi những “trò chơi” bỉ ổi từ người cha dượng, bị lãng quên trong sự thờ ơ của những người xung quanh. Đó chính là câu chuyện của Jane.

 

Như chính tựa đề cuốn sách, Người tù bé nhỏ là chuyện dài bất tận về tuổi thơ phiền muộn của chính tác giả. Janey (tên thân mật của Jane) không may phải chứng kiến cha mẹ bỏ nhau từ khi mới lên 4 tuổi nhưng đó không có gì quá đặc biệt cho đến lúc em phải sống cùng cha dượng. Những tháng ngày tù ngục như một kẻ nô lệ tình dục của Janey bắt đầu từ đây.

 

Richard-người cha dượng của Janey chỉ hơn cô bé 14 tuổi nhưng hiện lên không khác hơn một hung thần hay quỷ dữ. Sự mất nhân tính trong con người ấy đã hành hạ, phá huỷ cả tuổi thơ của cô bé bằng những “trò chơi” về tình dục do hắn tự nghĩ ra, những trận đòn kinh hoàng không nguyên cớ, sự hành hạ tâm lý bằng lời lẽ thô tục và kích động nhất. Janey phải chịu đựng tất cả những điều tồi tệ ấy.

 

Đã bao lần ý nghĩ về sự chạy trốn hay tự tử đã đến với cô bé để rồi mọi thứ đều trôi qua trong vô vọng. Bên Janey còn có mẹ, những người thân, những người hàng xóm nhưng tất cả đều không hay biết chuyện đó, hoặc cố tình không dám đối mặt với sự thực cay đắng ấy. Vì đơn giản họ không muốn bị kẻ hung dữ như Richard gây phiền toái, hay tính phớt Ăng-lê vốn có của người Anh là chẳng bao giờ để tâm đến hoàn cảnh của ai.

 

Đọc những trang viết của Jane Elliott người ta không khỏi bàng hoàng, tức giận về sự băng hoại đạo đức đến cùng cực, lạm dụng tình dục với trẻ em và nạn bạo hành gia đình diễn ra như một điều hiển nhiên. Ẩn ức tâm lý về một tuổi thơ không lành lặn ấy sẽ còn theo đuổi Janey không biết đến khi nào mới thôi.

 

Jane Elliott cho rằng những độc giả của Người tù bé nhỏ sẽ có hai nhóm. Nhóm thứ nhất họ là những người sinh ra trong gia đình ổn định và hạnh phúc. Họ muốn biết hơn về một thế giới họ khó có thể tưởng tượng ra nổi. Còn nhóm kia chính là những người có hoàn cảnh như cô và thấy ở cuốn sách niềm an ủi rằng họ không cô đơn. Nhưng chính Jane cũng cảm thấy kinh hoàng nếu những người thuộc nhóm thứ 2 còn nhiều hơn nhóm thứ nhất, nhiều tới mức hiếm ai có thể tin đó là sự thực.

 Thu Trang

 


Người Tù Bé Nhỏ

(Thứ Ba, 03/04/2007)

“Nghe xót xa hằn trên tuổi trời”
(Người tù bé nhỏ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Người Tù Bé Nhỏ
(VTV1 Ngày 05/04/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Người Tù Bé Nhỏ

Đừng quỳ xuống trước cái ác

(Ngày 11/05/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tiếng Người

Tiếng người
(Chủ Nhật 24/02/2008)
Tiểu thuyết của Phan Việt (NXB Trẻ). Tác giả đã đoạt giải nhì Văn học tuổi 20 (2005) với tập truyện ngắn Phù phiếm truyện, dịch giả tiểu thuyết Suối nguồn của Ayn Rand. Hiện chị đang học tiến sĩ Đại học Chicago, chuyên ngành công tác xã hội.
Tiếng người viết về hai vợ chồng trẻ cùng đi học ở nước ngoài về làm việc tại quê hương. Cứ tưởng hạnh phúc đến với họ dễ dàng, nhưng có lúc họ cũng phải tạm xa nhau vì “những tiếng nói của một con người có thể một đời không bày tỏ hết”.

T.B

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Gọi Bình Yên Quay Về
Tự truyện của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần
(Chủ Nhật, 24/02/2008)
Bác sĩ Lê Quốc Nam vừa ra mắt cuốn tự truyện Gọi bình yên quay về (sách do Vương Liễu Hằng ghi, NXB Trẻ ấn hành). Cuốn sách được độc giả quan tâm vì muốn biết đời thường của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần cũng như những giải đáp về căn bệnh tâm thần – một loại bệnh được mệnh danh là “bệnh của thời đại”.

. Phóng viên: Thỉnh thoảng người ta vẫn gặp anh trên truyền hình, báo chí với tư cách là một bác sĩ tâm thần. Vì vậy, tôi hơi bất ngờ khi gặp anh trong… tự truyện.

– Bác sĩ Lê Quốc Nam: Thật ra thì tôi không hề có ý định viết tự truyện. Ở nước ta, những người viết tự truyện là “người của công chúng” như ca sĩ, diễn viên, kịch sĩ… còn tôi chỉ là một bác sĩ tâm thần.

. Nhưng anh vẫn cho ra mắt một cuốn tự truyện?

– Nguyên nhân sâu sa để tôi thực hiện cuốn tự truyện vì lý do “tâm thần” nhiều hơn lý do “vì tôi”.

. Anh có thể nói rõ hơn một chút?

– Tôi muốn tìm một hình thức “dễ chịu” để tiếp cận được với nhiều độc giả và qua đó cung cấp kiến thức cho họ về căn bệnh tâm thần, cũng như giúp họ hiểu hơn về người bị bệnh tâm thần để từ đó sẽ biết cách đối xử với những bệnh nhân này hơn.

. Nhưng nếu chỉ có vậy, tại sao anh không dùng một hình thức khác, chẳng hạn như công bố “Nghiên cứu mới nhất về bệnh tâm thần” hoặc “Tình trạng bệnh tâm thần ở nước ta”, mà lại là tự truyện?

– Thật ra hiện nay không thiếu những loại sách như thế. Nhưng đó lại là những dạng sách chuyên môn, sách rất “khó đọc” và độc giả bình thường rất ngại ngùng khi tiếp cận loại sách ấy. Một cuốn tự truyện của một bác sĩ tâm thần sẽ làm họ thấy thoải mái và hấp dẫn họ đọc hơn chăng.

. Khi đọc cuốn tự truyện, tôi thấy anh cũng rất “bình thường”. Anh cũng đã lập gia đình và cũng đã chia tay, cũng có những thất vọng, buồn bã, đau khổ như những người khác. Đặc biệt, những đoạn sách viết về sự khắc khoải sau lần ra đi vĩnh viễn của mẹ anh – người cũng mắc phải một chứng bệnh tâm thần – đã khiến tôi thật sự xúc động.

– Ai nói với anh bác sĩ không phải là người bình thường?

. Ý tôi không phải vậy. Có điều tôi cho rằng bác sĩ tâm lý, tâm thần luôn khuyên người khác nên sống như thế nào, yêu như thế nào và thậm chí là buồn vui như thế nào. Nhưng còn anh, nếu khi anh cũng gặp phải những thất bại, những bế tắc trong cuộc sống, ai sẽ là người cho anh lời khuyên?

– Đây đúng là bi kịch nghề nghiệp của bác sĩ tâm thần. Bạn có cảm thấy mệt không khi luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống… người khác. Và chính vì vậy, bạn rất khó tìm một kim chỉ nam cho mình.

. Anh là một người cô đơn?

– Trong một khía cạnh nào đó, đúng là như vậy. Tại Mỹ, bác sĩ tâm thần là một trong những đối tượng tự tử cao nhất.

. Vậy anh có bao giờ muốn tự tử?

– Tôi đã từng có lúc buồn muốn chết! (cười) Thế nhưng tôi chưa bao giờ có ý định tự tử, dù chỉ là thoáng qua. Tôi yêu tha thiết cuộc sống này.

. Anh có lời khuyên nào cho những người đang gặp những khúc mắc, những đau khổ tột cùng? Những người đang muốn tự tử?

– Đừng vội vã hành động gì cả. Có câu: “Bạn đừng hành động trong lúc giận dữ, có ai dong thuyền ra khơi lúc bão tố bao giờ”. Khi bế tắc cũng vậy. Thật ra thì việc muốn tự tử và cảm giác buồn khổ (trầm cảm) xuất phát từ hai lý do: vì những sang chấn trong cuộc sống và do những hoạt chất trong não. Với những sang chấn, bạn sẽ có thể bình tĩnh và lấy lại cân bằng. Nhưng với lý do thứ hai thì bạn phải tìm tới bác sĩ tâm thần để được chữa trị đúng cách.

. Anh vừa mới khai trương một phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần rất quy mô?

– Đúng vậy! Cần phải nói thêm rằng đó là phòng khám tâm lý y khoa tâm thần đầu tiên tại TPHCM. Không chỉ có vậy, tôi còn mở trang web http//www.tamthan.com.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề tâm thần, xin mời bạn hãy truy cập vào đấy.

Bảo Lộc thực hiện

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Văn học trẻ – khát vọng lối đi riêng
(Thứ Tư, 26/03/2008)
Các tác phẩm của những người viết trẻ
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt, không ít nhà văn trẻ đang muốn nói tiếng nói riêng của mình với bạn đọc

Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.

Góc nhìn của người viết trẻ

Chọn đề tài về một nghề thời thượng – thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.

Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.

Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.

Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.

Những giọng điệu riêng

Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm… Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P… giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.

Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.

Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh

Ở đâu bán sách Người Tù Bé Nhỏ giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Người Tù Bé Nhỏ, dowload sách Người Tù Bé Nhỏ, Đọc sách Người Tù Bé Nhỏ online, Download Ebook Người Tù Bé Nhỏ free, Người Tù Bé Nhỏ pdf doc prc, Xem sách Người Tù Bé Nhỏ online, review sách Người Tù Bé Nhỏ