|
Đừng quỳ xuống trước cái ác
| (Ngày 11/05/2007) | I/ Bản thân câu chuyện là một cái gì quá đỗi thương tâm. Bởi Janey đã phải chịu đựng cha dượng từ tuổi lên bốn cho đến tận khi đã lập gia đình ở tuổi đôi mươi, không cách gì thoát khỏi tù ngục bao la mà Richard đã trùm lên tất thảy những không gian cô có thể nương náu. Từ tên gọi miệt thị “đồ con hoang Pakistan”, từ việc thường xuyên bị khạc nhổ vào đĩa và bắt phải ăn sạch, bị đánh đập bằng tay, bằng dép hay bằng gậy, bị nhốt vào tủ nóng, bị dìm nước, chẹt gối, trùm bao đến nghẹt thở…, đến trò lạm dụng đầu tiên ngay tuổi lên bốn, khi phải nhắm mắt “chơi đùa với ngón tay cái” của Richard, Janey đã bị đẩy vào tình cảnh mất hết khả năng ứng phó, chỉ còn cách đầu hàng những trò ma quỷ của Richard. Người duy nhất có thể bảo vệ Janey là mẹ cô, thì hoặc phải giả ngơ, họa hoằn lắm định vùng lên thì bị đánh đập tan tác, đủ để không còn dám mơ tưởng chuyện tháo cũi sổ lồng. Những trò bạo hành tình dục biến thái bệnh hoạn của Richard đã biến cuộc sống của Janey thành một chuỗi dài khủng khiếp và ô nhục. Không chỉ ở nhà, trong phòng, trong nhà kho, trên gác xép…, Richard buộc Janey phải phục vụ mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào: trên xe, trong rừng, trên đường đi, ở nhà người khác… Richard còn đi xa hơn, muốn Janey hoàn toàn mất hết lòng tự trọng, qua việc bắt cô phải đi xin xỏ, lấy cắp của hàng xóm, phải đánh nhau với bất cứ ai, tập cho cô thói nghiện thuốc lá và khuyến khích cô sinh hoạt tình dục với bạn trai ngay ở tuổi mười sáu. Richard đã đẩy Janey vào việc hết từ bỏ bạn trai, lại từ bỏ cả người chồng yêu thương để chỉ còn là thứ nô lệ khốn khổ và tuyệt vọng của anh ta. II/ Vấn đề mà cuốn tự truyện này đặt ra cho người đọc là, tại sao mọi chuyện lại có thể kéo dài như vậy? Tại sao suốt mười bảy năm, Janey lại phải một mình chịu đựng như thế? Câu trả lời là, vì chính Janey đã tự cấm mình tiết lộ mọi thứ: cô quá khiếp sợ. Cô tin chắc rằng, chỉ cần lộ chuyện ra, thì cả cô và mẹ sẽ bị Richard giết chết, bởi Richard là loại người mà không ai có thể chống lại. Bằng cung cách của một kẻ mắc bệnh bạo dâm trong tình dục và cả trong đời sống, Richard đã tiêu diệt ngay từ trong trứng những mầm mống phản kháng từ phía Janey. Ở trường, Janey được thầy yêu bạn mến, ra đời, cô được đồng nghiệp tin cậy quý trọng, nhưng khi đứng trước Richard, cô chỉ là con sâu cái kiến, hoàn toàn bị tiêu diệt về mặt con người, tự thấy rằng việc phục tùâng Richard là điều hiển nhiên không thể khác. Richard đã hết sức thành công trong việc buộc con mồi phải luôn tự nạp mình. Nhưng cũng chính sự tự tin thái quá, sự tác oai tác quái vô giới hạn của Richard đã đẩy Janey vào chân tường, buộc cô phải vùng lên chống lại. Lúc đó Janey đã hai mốt tuổi, đã lấy chồng lần thứ hai, có đứa con gái thứ hai, và đã chạy trốn khỏi Richard được một thời gian. Vậy mà phải mất thời gian mấy năm, sau khi đã trải qua chứng nghiện rượu, đã tự tử không thành, và phải được chữa trị về tâm lý, Janey mới có đủ tự tin để đứng ra tố cáo Richard trước pháp luật. Ngay khi đã đối mặt với Richard trước tòa án, trong Janey vẫn tràn đầy hoang mang: “Nếu những người trong bồi thẩm đoàn cũng đã từng làm những điều tương tự với con cái của họ như Richard đã từng làm với tôi thì sao? Nếu thẩm phán hoặc những viên luật sư cũng đã từng làm như vậy thì sao?”. Mất lòng tin vào chính mình, mất lòng tin vào cả cộng đồng, chấp nhận nô lệ cho cái ác, đó là những gì đáng sợ nhất mà Richard gây ra cho Janey. Cuốn tự truyện của Jane Elliott đã trở thành sách best seller ở Anh, mang lại cho tác giả những cải thiện đáng kể trong đời sống. Nhưng cái giá phải trả cho nó cũng không hề nhỏ: Jane đã bị hành hung bởi chính những người ruột thịt trong gia đình, sau khi Richard bị kết án tù. Và cho đến tận bây giờ, cô vẫn phải tiếp tục che giấu lý lịch thật, tránh cho các con những phiền toái từ phía bạn học và hàng xóm, bởi đã có một người mẹ với một quá khứ đầy bóng đen như thế. Ngô Thị Kim Cúc |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Tiếng Người
Tiếng người (Chủ Nhật 24/02/2008) Tiểu thuyết của Phan Việt (NXB Trẻ). Tác giả đã đoạt giải nhì Văn học tuổi 20 (2005) với tập truyện ngắn Phù phiếm truyện, dịch giả tiểu thuyết Suối nguồn của Ayn Rand. Hiện chị đang học tiến sĩ Đại học Chicago, chuyên ngành công tác xã hội. Tiếng người viết về hai vợ chồng trẻ cùng đi học ở nước ngoài về làm việc tại quê hương. Cứ tưởng hạnh phúc đến với họ dễ dàng, nhưng có lúc họ cũng phải tạm xa nhau vì “những tiếng nói của một con người có thể một đời không bày tỏ hết”. T.B
Tiếng người (Chủ Nhật 24/02/2008) Tiểu thuyết của Phan Việt (NXB Trẻ). Tác giả đã đoạt giải nhì Văn học tuổi 20 (2005) với tập truyện ngắn Phù phiếm truyện, dịch giả tiểu thuyết Suối nguồn của Ayn Rand. Hiện chị đang học tiến sĩ Đại học Chicago, chuyên ngành công tác xã hội. Tiếng người viết về hai vợ chồng trẻ cùng đi học ở nước ngoài về làm việc tại quê hương. Cứ tưởng hạnh phúc đến với họ dễ dàng, nhưng có lúc họ cũng phải tạm xa nhau vì “những tiếng nói của một con người có thể một đời không bày tỏ hết”. T.B
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Gọi Bình Yên Quay Về
Tự truyện của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần
(Chủ Nhật, 24/02/2008) Bác sĩ Lê Quốc Nam vừa ra mắt cuốn tự truyện Gọi bình yên quay về (sách do Vương Liễu Hằng ghi, NXB Trẻ ấn hành). Cuốn sách được độc giả quan tâm vì muốn biết đời thường của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần cũng như những giải đáp về căn bệnh tâm thần – một loại bệnh được mệnh danh là “bệnh của thời đại”. . Phóng viên: Thỉnh thoảng người ta vẫn gặp anh trên truyền hình, báo chí với tư cách là một bác sĩ tâm thần. Vì vậy, tôi hơi bất ngờ khi gặp anh trong… tự truyện.
– Bác sĩ Lê Quốc Nam: Thật ra thì tôi không hề có ý định viết tự truyện. Ở nước ta, những người viết tự truyện là “người của công chúng” như ca sĩ, diễn viên, kịch sĩ… còn tôi chỉ là một bác sĩ tâm thần.
. Nhưng anh vẫn cho ra mắt một cuốn tự truyện? – Nguyên nhân sâu sa để tôi thực hiện cuốn tự truyện vì lý do “tâm thần” nhiều hơn lý do “vì tôi”.
. Anh có thể nói rõ hơn một chút? – Tôi muốn tìm một hình thức “dễ chịu” để tiếp cận được với nhiều độc giả và qua đó cung cấp kiến thức cho họ về căn bệnh tâm thần, cũng như giúp họ hiểu hơn về người bị bệnh tâm thần để từ đó sẽ biết cách đối xử với những bệnh nhân này hơn.
. Nhưng nếu chỉ có vậy, tại sao anh không dùng một hình thức khác, chẳng hạn như công bố “Nghiên cứu mới nhất về bệnh tâm thần” hoặc “Tình trạng bệnh tâm thần ở nước ta”, mà lại là tự truyện?
– Thật ra hiện nay không thiếu những loại sách như thế. Nhưng đó lại là những dạng sách chuyên môn, sách rất “khó đọc” và độc giả bình thường rất ngại ngùng khi tiếp cận loại sách ấy. Một cuốn tự truyện của một bác sĩ tâm thần sẽ làm họ thấy thoải mái và hấp dẫn họ đọc hơn chăng.
. Khi đọc cuốn tự truyện, tôi thấy anh cũng rất “bình thường”. Anh cũng đã lập gia đình và cũng đã chia tay, cũng có những thất vọng, buồn bã, đau khổ như những người khác. Đặc biệt, những đoạn sách viết về sự khắc khoải sau lần ra đi vĩnh viễn của mẹ anh – người cũng mắc phải một chứng bệnh tâm thần – đã khiến tôi thật sự xúc động.
– Ai nói với anh bác sĩ không phải là người bình thường?
. Ý tôi không phải vậy. Có điều tôi cho rằng bác sĩ tâm lý, tâm thần luôn khuyên người khác nên sống như thế nào, yêu như thế nào và thậm chí là buồn vui như thế nào. Nhưng còn anh, nếu khi anh cũng gặp phải những thất bại, những bế tắc trong cuộc sống, ai sẽ là người cho anh lời khuyên?
– Đây đúng là bi kịch nghề nghiệp của bác sĩ tâm thần. Bạn có cảm thấy mệt không khi luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống… người khác. Và chính vì vậy, bạn rất khó tìm một kim chỉ nam cho mình.
. Anh là một người cô đơn? – Trong một khía cạnh nào đó, đúng là như vậy. Tại Mỹ, bác sĩ tâm thần là một trong những đối tượng tự tử cao nhất.
. Vậy anh có bao giờ muốn tự tử? – Tôi đã từng có lúc buồn muốn chết! (cười) Thế nhưng tôi chưa bao giờ có ý định tự tử, dù chỉ là thoáng qua. Tôi yêu tha thiết cuộc sống này.
. Anh có lời khuyên nào cho những người đang gặp những khúc mắc, những đau khổ tột cùng? Những người đang muốn tự tử?
– Đừng vội vã hành động gì cả. Có câu: “Bạn đừng hành động trong lúc giận dữ, có ai dong thuyền ra khơi lúc bão tố bao giờ”. Khi bế tắc cũng vậy. Thật ra thì việc muốn tự tử và cảm giác buồn khổ (trầm cảm) xuất phát từ hai lý do: vì những sang chấn trong cuộc sống và do những hoạt chất trong não. Với những sang chấn, bạn sẽ có thể bình tĩnh và lấy lại cân bằng. Nhưng với lý do thứ hai thì bạn phải tìm tới bác sĩ tâm thần để được chữa trị đúng cách.
. Anh vừa mới khai trương một phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần rất quy mô? – Đúng vậy! Cần phải nói thêm rằng đó là phòng khám tâm lý y khoa tâm thần đầu tiên tại TPHCM. Không chỉ có vậy, tôi còn mở trang web http//www.tamthan.com.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề tâm thần, xin mời bạn hãy truy cập vào đấy. Bảo Lộc thực hiện
Tự truyện của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần
(Chủ Nhật, 24/02/2008) Bác sĩ Lê Quốc Nam vừa ra mắt cuốn tự truyện Gọi bình yên quay về (sách do Vương Liễu Hằng ghi, NXB Trẻ ấn hành). Cuốn sách được độc giả quan tâm vì muốn biết đời thường của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần cũng như những giải đáp về căn bệnh tâm thần – một loại bệnh được mệnh danh là “bệnh của thời đại”.
. Phóng viên: Thỉnh thoảng người ta vẫn gặp anh trên truyền hình, báo chí với tư cách là một bác sĩ tâm thần. Vì vậy, tôi hơi bất ngờ khi gặp anh trong… tự truyện.
– Bác sĩ Lê Quốc Nam: Thật ra thì tôi không hề có ý định viết tự truyện. Ở nước ta, những người viết tự truyện là “người của công chúng” như ca sĩ, diễn viên, kịch sĩ… còn tôi chỉ là một bác sĩ tâm thần.
. Nhưng anh vẫn cho ra mắt một cuốn tự truyện? – Nguyên nhân sâu sa để tôi thực hiện cuốn tự truyện vì lý do “tâm thần” nhiều hơn lý do “vì tôi”.
. Anh có thể nói rõ hơn một chút? – Tôi muốn tìm một hình thức “dễ chịu” để tiếp cận được với nhiều độc giả và qua đó cung cấp kiến thức cho họ về căn bệnh tâm thần, cũng như giúp họ hiểu hơn về người bị bệnh tâm thần để từ đó sẽ biết cách đối xử với những bệnh nhân này hơn.
. Nhưng nếu chỉ có vậy, tại sao anh không dùng một hình thức khác, chẳng hạn như công bố “Nghiên cứu mới nhất về bệnh tâm thần” hoặc “Tình trạng bệnh tâm thần ở nước ta”, mà lại là tự truyện?
– Thật ra hiện nay không thiếu những loại sách như thế. Nhưng đó lại là những dạng sách chuyên môn, sách rất “khó đọc” và độc giả bình thường rất ngại ngùng khi tiếp cận loại sách ấy. Một cuốn tự truyện của một bác sĩ tâm thần sẽ làm họ thấy thoải mái và hấp dẫn họ đọc hơn chăng.
. Khi đọc cuốn tự truyện, tôi thấy anh cũng rất “bình thường”. Anh cũng đã lập gia đình và cũng đã chia tay, cũng có những thất vọng, buồn bã, đau khổ như những người khác. Đặc biệt, những đoạn sách viết về sự khắc khoải sau lần ra đi vĩnh viễn của mẹ anh – người cũng mắc phải một chứng bệnh tâm thần – đã khiến tôi thật sự xúc động.
– Ai nói với anh bác sĩ không phải là người bình thường?
. Ý tôi không phải vậy. Có điều tôi cho rằng bác sĩ tâm lý, tâm thần luôn khuyên người khác nên sống như thế nào, yêu như thế nào và thậm chí là buồn vui như thế nào. Nhưng còn anh, nếu khi anh cũng gặp phải những thất bại, những bế tắc trong cuộc sống, ai sẽ là người cho anh lời khuyên?
– Đây đúng là bi kịch nghề nghiệp của bác sĩ tâm thần. Bạn có cảm thấy mệt không khi luôn là kim chỉ nam cho cuộc sống… người khác. Và chính vì vậy, bạn rất khó tìm một kim chỉ nam cho mình.
. Anh là một người cô đơn? – Trong một khía cạnh nào đó, đúng là như vậy. Tại Mỹ, bác sĩ tâm thần là một trong những đối tượng tự tử cao nhất.
. Vậy anh có bao giờ muốn tự tử? – Tôi đã từng có lúc buồn muốn chết! (cười) Thế nhưng tôi chưa bao giờ có ý định tự tử, dù chỉ là thoáng qua. Tôi yêu tha thiết cuộc sống này.
. Anh có lời khuyên nào cho những người đang gặp những khúc mắc, những đau khổ tột cùng? Những người đang muốn tự tử?
– Đừng vội vã hành động gì cả. Có câu: “Bạn đừng hành động trong lúc giận dữ, có ai dong thuyền ra khơi lúc bão tố bao giờ”. Khi bế tắc cũng vậy. Thật ra thì việc muốn tự tử và cảm giác buồn khổ (trầm cảm) xuất phát từ hai lý do: vì những sang chấn trong cuộc sống và do những hoạt chất trong não. Với những sang chấn, bạn sẽ có thể bình tĩnh và lấy lại cân bằng. Nhưng với lý do thứ hai thì bạn phải tìm tới bác sĩ tâm thần để được chữa trị đúng cách.
. Anh vừa mới khai trương một phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần rất quy mô? – Đúng vậy! Cần phải nói thêm rằng đó là phòng khám tâm lý y khoa tâm thần đầu tiên tại TPHCM. Không chỉ có vậy, tôi còn mở trang web http//www.tamthan.com.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề tâm thần, xin mời bạn hãy truy cập vào đấy. Bảo Lộc thực hiện
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Văn học trẻ – khát vọng lối đi riêng
(Thứ Tư, 26/03/2008) Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt, không ít nhà văn trẻ đang muốn nói tiếng nói riêng của mình với bạn đọc Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ Chọn đề tài về một nghề thời thượng – thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Phản ánh cuộc sống vẫn là cách các cây bút trẻ lựa chọn trong những tác phẩm của mình. Tập truyện ngắn Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng trầm phận người. Trương Anh Quốc gần như đã mang vào những trang viết tất cả mọi góc nhìn từ cuộc sống giữa trùng khơi của mình. Lũ đầu mùa mang dư vị mặn mà của biển, thể hiện một sức sống căng tràn giữa biển khơi. Và qua ngòi bút sẻ chia của Trương Anh Quốc, hình ảnh về một “gái nhảy tàu” hay những khao khát ẩn sâu trong lòng người lính cũng để lại những dư âm trong lòng người đọc.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Cây bút nữ Cấn Vân Khánh cũng mang đến một cung bậc khác trong tình yêu qua tác phẩm Người đàn ông có đôi mắt trong (vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành). Độc giả có thể thấy thấp thoáng hình ảnh mình qua nhân vật. Sự cam chịu, lặng lẽ và chờ đợi trong nỗi đau dai dẳng của nhân vật nữ; những dằn vặt, xót xa trong cảm giác tội lỗi và bất lực khi nhận ra bản chất thật của mình của nhân vật nam đưa người đọc đi vào một vòng quay của ngẫm suy. Người đàn ông có đôi mắt trong không tạo ra một cảm giác thư giãn, tĩnh tại mà buộc người đọc phải suy tư, ngẫm ngợi vì những khao khát, những dằn vặt trước cuộc đời.
Những giọng điệu riêng Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm… Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P… giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Có nhiều thứ đến từ một thế giới rất xa và rất sâu, giống như thế giới cảm xúc của nhân vật Duy. “Khao khát và ham muốn như một tầng dưới của hạnh phúc, bất chấp hạnh
Ở đâu bán sách Người Tù Bé Nhỏ giá rẻ nhất?
Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.
Tải sách Người Tù Bé Nhỏ, dowload sách Người Tù Bé Nhỏ, Đọc sách Người Tù Bé Nhỏ online, Download Ebook Người Tù Bé Nhỏ free, Người Tù Bé Nhỏ pdf doc prc, Xem sách Người Tù Bé Nhỏ online, review sách Người Tù Bé Nhỏ
|
|