Giới thiệu sách Người Đàn Bà Kể Chuyện
Tôi soạn hành trang cho một chuyến đi nữa, có những cái mình thương vô cùng mà phải cất lại, có những cái hơi nặng nề cồng kềnh mà phải mang theo. Đôi khi dọc đường bổng tiếc cái gì đó đã bỏ lại đâu đó, nhưng cũng có khi nửa mừng nửa tủi bất ngờ gặp lại trong gói hành trang nho nhỏ một điều tưởng đã mất rồi… Đó là lời tâm sự xúc động của tác giả trong một câu chuyện của mình, lời văn nghe bùi ngùi nhưng lại là triết lý theo từng bước chân sáng tác của chị. Đến với Người Đàn Bà Kể Chuyện là đến với thế giới của những chuyện đời, chuyện người đâu đó xung quanh mà đôi lúc ta chẳng thể nhận ra, để rồi sau đó chợt giật mình: Hình như ta đã bỏ quên một điền gì đó… Tập truyện ngắn tác giả tự chọn gồm 28 truyện với những mảnh đời không giống nhau nhưng đem đến cho người đọc một sự xúc cảm lớn.
Tập truyện gồm 28 truyện ngắn do tác giả tự chọn với giọng văn triết lý và đầy nữ tính Lý Lan sẽ mang đến cho chúng ta câu chuyện về những mảnh đời u buồn của người phụ nữ. Hãy đến với “ Người đàn bà kể chuyện để đựơc Lý Lan nhà văn bên cạnh một Lý Lan dịch giả .
Giữa cái không gian giới hạn bằng sáu tám ván ép Mai Trâm sống đời của một cô gái độc thân 21 tuổi. Ngày tháng sống trong mơ mộng đợi chờ của tuôi mười chin đôi mươi trôi qua một cách lê thê đằng đẵng vậy mà khi nó qua rồi Trâm bỗng giật mình sao nó qua nhanh vậy? Những đêm thao thức bắt đầu. Trong cuốn sách “Người đàn bà kể chuyện” có rất nhiều đêm thao thức như thế, sự thao thức của những cô gái đang tuổi yêu đương như Mai Trâm hay của những người đã quá lứa lỡ thì hoặc của những người đã qua dang dỡ. Hai mươi tám câu chuyện trong cuốn sách là hai mươi tám bức phát họa u buồn về cuộc đời của những người đàn bà, mỗi người một hoàn cảnh sống, một công việc , một tính cách, một độ tuổi khác nhau họ là những người đàn bà kể chuyện, những câu chuyện của họ thường có một kết thúc buồn hoặc Lý Lan để họ ở đó và gieo lơ lững những nỗi buồn vào lòng người đọc.
Đây chính là sự trải nghiệm và cũng chính là hoá thân của Lý Lan trong thân phận mỗi người đàn bà trong mỗi câu chuyện của chị, chị đã cùng họ trải qua những suy nghĩ, những trải nghiệm và trải qua những tình huống éo le buộc họ phải vùng lên để sống thật với chính bản thân mình. Đó là Tho trong truyện ngắn cùng tên của cuốn sách, Tho bị làm nhục năm mười một tuổi, cô đã căm chịu lớn lên với những cái nhìn khinh rẻ nơi cô sống đến ngày cô mở được một quán cơm cho riêng mình cũng có những giấc mơ về một mái ấm yêu thương để cô được chăm sóc những đứa trẻ con nhưng quá khứ đè nặng, Tho đã cố sức mà không thoát nổi nó dù đã quyết tâm đối mặt với một gã đàn ông khốn nạn làm hỏng đời cô nhhưng cuối cùng cô vẫn thất bại, vẫn chỉ là một người đàn bà thấp bé không thay đổi được điều gì. Cái kết của câu chuyện làm người ta thấy bức bối. Bây giờ Tho không trong mong chắp móc hạnh phúc với một người đàn ông nữa Tho chỉ mong đòi được công lý cho đàn bà.
“Mẹ Và Con” lại là câu chuyện về hai thế giới của hai người đàn bà cô độc. Quyên và mẹ cô, người này lấy người kia làm lẽ sống duy nhất của cuộc đời mình. Bà mẹ già ở nhà chỉ ngày hai buổi quét là cây mận rụng, giọn dẹp nhà cửa quay quẩn nấu cơm đợi con gái về, còn Quyên thì chỉ mãi lo làm ăn với những bản hợp đồng, những bản tổng kết. Quyên chưa bao giờ yêu ai mãnh liệt đến độ phải lấy làm chồng, cuộc sống cô độc lạnh lùng quá mức trong cách sống hiện đại của mình. Quyên yêu mẹ nhưng lại không hiểu mẹ, cô cáu gắt, chán nản với những thói quen lẩm cẩm không bao giờ thay đổi của bà. Câu chuyện ngừng lại ở giữa chừng để người đọc nhận ra mình có điều gì đó giống với Quyên trong tình yêu với cha mẹ và cách thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống thường nhật mỗi ngày.
Một phong cách viết rất mộc mạc và bình dị, Lý Lan không hề cầu kỳ trong câu văn cũng như là trong cốt truyện. Đây có thể là những câu chuyện nhỏ mà chúng ta vẫn gặp hằng ngày , những câu chuyện trong cuộc sống hiện thực hay trong đời sống nội tâm của những người phụ nữ. Và những câu chuyện của những người phụ nữ bao giờ cũng mang những ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc.
Những câu chuyện trong cuốn sách đã chứng minh điều đó,”Diễn Viên Hạng Ba” là một câu chuyện của Mỹ ngưòi chỉ luôn diễn những vai phụ tại rạp hát, một người Việt kiều khác khi xem vai cô đóng người con đã tìm gặp cô để thuê cô đóng con cho cha mình một ông già đang nằm trong bệnh viện. Phút ông già hấp hối, mọi ngưòi đã bắt Mỹ phải khóc lóc thảm thương để quay phim cho người con trai bên Pháp bận bịu không về nhưng cô đã không diễn nổi vai đó. Dù luôn bị coi là diễn viên hạng ba nhưng long tự trọng và cách sống trọng tình cảm với cô đã khiến những người chỉ biết đến đồng tiền phải cuồi đầu xấu hổ mà suy nghĩ.
“Cỏ Hát” cũng là một câu chuyện xúc động trong cuốn sách. Hạnh, cô gái đã từng trải qua những khốc liệt hiểm nguy trên chiến trường biên giới Tây Nam năm bảy mươi chin, trở lại hoà bình chị ao ước mình sẽ làm người trồng cỏ, cô yêu cỏ, yêu khoảnh khắc ngồi bên sông nghe cỏ hát dạt dào để xua tan hết bao mệt mỏi bon chen tưởng rằng đa cảm đến mức yêu đuối nhưng đó chính là sự nhạy cảm đến tinh tế trong tâm hồn người phụ nữ.
Lý Lan đã xây dựng các nhân vật của mình ai cũng có một thế giới nội tâm riêng và cảm giác như họ điều có thật trong cuộc đời. Có lẽ là thực, là những người đàn bà Lý Lan đã gặp hoặc là một chi tiết trong chính cuộc đời của tác giả hoặc là một phầntrong mỗi người phụ nữ xung quanh ta.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn