Giới thiệu sách Người Chồng, Người Vợ, Người Tình
Người Chồng, Người Vợ, Người Tình (tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc hiện đại) của nhiều cây bút nổi tiếng của Trung Quốc như: Mạc Ngôn, Lý Tây Nhạc, Vương Tử Phu, Trần Tử Kiến, Lương Triệu Tá, Nhiễm Trọng Cảnh, Trần Kiến Công, Tô Đồng, Thạch Như Thanh, Tất Phi Vũ, Đàm Dị, Tất Thục Mẫn, Tề Khiết Tân…
Những truỵên như: Tắm nước trong; Người đàn bà nuôi con bú; Ve sầu lột xác; Ông già và con chó; Cây cầu Phùng Ngọc Nương; Mưa ly hôn; Tình yêu đường xá; Lại xin chúc chị bình an; Hai người mù; Thuỳ dương liễu…
“Sau khi chú tôi nghỉ hưu ở bệnh viện thành phố, ông về thị trấn mở phòng khám, chữa bệnh tư. Tôi thi rớt đại học, học nữa cũng khó thành, việc nông lại chẳng biết, ở nhà nhàn rỗi không có việc gì làm, tâm tình tôi đâm ra bất ổn. Suốt ngày tôi đàn đúm với bọn thiếu niên hư hỏng ở thị trấn, nào chọi gà, nào suỵt chó, đổ đốn đến nơi. Cha tôi thấy thế sốt ruột quá, đành mặt dạn mày dày van vỉ chú tôi, cho tôi được học việc ở phòng khám của ông. Ngày cha tôi đưa tôi đến phòng khám bệnh, chú tôi đang cãi nhau với thím tôi vì một chuyện gì đó. Chiếc phích vỏ sắt nằm lăn trên đất, ruột phích vỡ, nước chảy lênh láng. Thấy chúng tôi đến, thím tôi đưa tay áo lên quẹt nước mắt rồi lủi vào phòng torng, cánh cửa phòng sau lưng thím tôi đóng sầm lại trước mặt chúng tôi. Tôi cảm thấy lo sợ trong lòng, cho rằng việc chú thím cãi nhau có liên quan với việc tôi đến xin làm người học việc. Cha tôi túm lấy đầu vai tôi đẩy về phía trước, khàn giọng ho mấy tiếng nói:
– Chú này, tôi đưa thằng nhỏ đến rồi đây…
Chú tôi nhìn tôi một cái, không nói gì. Ông đi vòng qua vũng nước, đến ngồi trên cái ghế bám đầy bụi, móc trong túi ra bao thuốc lá loại xoàng, rút lấy một điếu kẹp vào hai ngón tay rồi bật lửa hút thuốc. Hai ngón tay kẹp điếu thuốc có màu vàng cháy như màu thịt quay, chứng tỏ ông là người nghiện thuốc nặng. Hồi học ở trường, bọn thiếu niên đổ đốn chúng tôi đã cố tình để cho thuốc lá cháy đến ngón tay cũng vì muốn cho ngón tay mình cũng vàng cháy như thế.
Cha tôi lấy trong tay nải ra mười quả trứng muối đặt lên bàn:
– Trứng này chị dau chú muối đấy, chú và thím nếm thử.
– Người một nhà với nhau, hà tất bác phải bày vẽ như thế!
Chú tôi tỏ ý coi thường, nói ngay, nhưng nét mặt dường như dịu lại. Chú rút ra một điếu thuốc ném cho cha tôi. Cha tôi vội vàng đón đỡ, điếu thuốc nhảy nhót trước ngực ông rồi bắn tới trước mặt tôi. Tôi giơ tay ra tóm lấy luôn nó trong không trung và đưa cho cha tôi. Chú nhìn tôi khen ngợi:
– Phản ứng nhanh đấy!
Tôi toan nói cho chú biết tôi đã từng bắt bóng trong đội bóng của trường, nhưng lời vừa ra đến miệng tôi đã nuốt ngay bởi vì cha tôi đã dặn đi dặn lại rằng đến phòng khám phải giữ mồm giữ miệng, nói ít làm nhiều là hơn. Cha bảo tôi, học việc là khó lắm, cho dù học việc với chú ruột cũng không phải dễ. Chú là người nhà mình, ít nhiều cũng có giúp đỡ, còn thím là người họ khác, chẳng có mối liên hệ nào về huyết thống, bởi vậy phải quan sát nét mặt của bà mà làm. Cha còn kể đi kể lại cho tôi nghe những nỗi gian nan của người học việc…”.
Mục Lục:
Băng tuyết mỹ nhân
Thẩm viên
Vợ già chồng trẻ
Chiếc ghế tre nhỏ của bà lão
Mười tám gói thuốc chuột
Người chồng – người vợ – người tình
Ve sầu lột xác
Con dao dưới nước trong
Người đàn bà nuôi con bú
Thuỳ dương liễu
Tắm nước trong
Hành trang ngoài của kính
Tình yêu đường sá
Nửa cuộc tình trong đêm gió tuyết
Hai người mù
Ông già và con chó
Hưởng thụ cuộc sống
Mưu ly hôn
Ưa của lạ
Lên núi xuống núi
Lối sống
Mặc cảm
Lại xin chúc chị bình an
Trên bãi sông Nhị Đào
Cây cầu Phùng Ngọc Nương.
Mời bạn đón đọc.
Những truỵên như: Tắm nước trong; Người đàn bà nuôi con bú; Ve sầu lột xác; Ông già và con chó; Cây cầu Phùng Ngọc Nương; Mưa ly hôn; Tình yêu đường xá; Lại xin chúc chị bình an; Hai người mù; Thuỳ dương liễu…
“Sau khi chú tôi nghỉ hưu ở bệnh viện thành phố, ông về thị trấn mở phòng khám, chữa bệnh tư. Tôi thi rớt đại học, học nữa cũng khó thành, việc nông lại chẳng biết, ở nhà nhàn rỗi không có việc gì làm, tâm tình tôi đâm ra bất ổn. Suốt ngày tôi đàn đúm với bọn thiếu niên hư hỏng ở thị trấn, nào chọi gà, nào suỵt chó, đổ đốn đến nơi. Cha tôi thấy thế sốt ruột quá, đành mặt dạn mày dày van vỉ chú tôi, cho tôi được học việc ở phòng khám của ông. Ngày cha tôi đưa tôi đến phòng khám bệnh, chú tôi đang cãi nhau với thím tôi vì một chuyện gì đó. Chiếc phích vỏ sắt nằm lăn trên đất, ruột phích vỡ, nước chảy lênh láng. Thấy chúng tôi đến, thím tôi đưa tay áo lên quẹt nước mắt rồi lủi vào phòng torng, cánh cửa phòng sau lưng thím tôi đóng sầm lại trước mặt chúng tôi. Tôi cảm thấy lo sợ trong lòng, cho rằng việc chú thím cãi nhau có liên quan với việc tôi đến xin làm người học việc. Cha tôi túm lấy đầu vai tôi đẩy về phía trước, khàn giọng ho mấy tiếng nói:
– Chú này, tôi đưa thằng nhỏ đến rồi đây…
Chú tôi nhìn tôi một cái, không nói gì. Ông đi vòng qua vũng nước, đến ngồi trên cái ghế bám đầy bụi, móc trong túi ra bao thuốc lá loại xoàng, rút lấy một điếu kẹp vào hai ngón tay rồi bật lửa hút thuốc. Hai ngón tay kẹp điếu thuốc có màu vàng cháy như màu thịt quay, chứng tỏ ông là người nghiện thuốc nặng. Hồi học ở trường, bọn thiếu niên đổ đốn chúng tôi đã cố tình để cho thuốc lá cháy đến ngón tay cũng vì muốn cho ngón tay mình cũng vàng cháy như thế.
Cha tôi lấy trong tay nải ra mười quả trứng muối đặt lên bàn:
– Trứng này chị dau chú muối đấy, chú và thím nếm thử.
– Người một nhà với nhau, hà tất bác phải bày vẽ như thế!
Chú tôi tỏ ý coi thường, nói ngay, nhưng nét mặt dường như dịu lại. Chú rút ra một điếu thuốc ném cho cha tôi. Cha tôi vội vàng đón đỡ, điếu thuốc nhảy nhót trước ngực ông rồi bắn tới trước mặt tôi. Tôi giơ tay ra tóm lấy luôn nó trong không trung và đưa cho cha tôi. Chú nhìn tôi khen ngợi:
– Phản ứng nhanh đấy!
Tôi toan nói cho chú biết tôi đã từng bắt bóng trong đội bóng của trường, nhưng lời vừa ra đến miệng tôi đã nuốt ngay bởi vì cha tôi đã dặn đi dặn lại rằng đến phòng khám phải giữ mồm giữ miệng, nói ít làm nhiều là hơn. Cha bảo tôi, học việc là khó lắm, cho dù học việc với chú ruột cũng không phải dễ. Chú là người nhà mình, ít nhiều cũng có giúp đỡ, còn thím là người họ khác, chẳng có mối liên hệ nào về huyết thống, bởi vậy phải quan sát nét mặt của bà mà làm. Cha còn kể đi kể lại cho tôi nghe những nỗi gian nan của người học việc…”.
Mục Lục:
Băng tuyết mỹ nhân
Thẩm viên
Vợ già chồng trẻ
Chiếc ghế tre nhỏ của bà lão
Mười tám gói thuốc chuột
Người chồng – người vợ – người tình
Ve sầu lột xác
Con dao dưới nước trong
Người đàn bà nuôi con bú
Thuỳ dương liễu
Tắm nước trong
Hành trang ngoài của kính
Tình yêu đường sá
Nửa cuộc tình trong đêm gió tuyết
Hai người mù
Ông già và con chó
Hưởng thụ cuộc sống
Mưu ly hôn
Ưa của lạ
Lên núi xuống núi
Lối sống
Mặc cảm
Lại xin chúc chị bình an
Trên bãi sông Nhị Đào
Cây cầu Phùng Ngọc Nương.
Mời bạn đón đọc.