Ngũ Tử Cứơp Cái

Ngũ Tử Cứơp Cái
Giá bìa: 22.000₫
Giá bán: 17.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Trần Quốc Toàn
  • Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
  • Nhà phát hành: NXB Trẻ
  • Khối lượng: 230.00 gam
  • Kích thước: 14.5x20.5 cm
  • Ngày phát hành: 2005
  • Số trang: 200

Giới thiệu sách Ngũ Tử Cứơp Cái

Trần Quốc Toàn

Trần Quốc Toàn

Ngũ Tử Cứơp Cái
Năm chàng trai cô gái có ngành nghề hoàn cảnh gia đình số phận khác nhau nhưng có một nguyện vọng mục đích quyết tâm giống nhau, đã làm thành một nhóm “ngũ tử” thực hiện quyết tâm nguyện vọng của mình. Và như lời đề dẫn của truyện, “khi cả năm quân tốt cùng màu đen hoặc đỏ về được một nhà, nhà ấy có quyền bắt đầu cuộc chơi theo cách của mình”. Và năm chàng trai cô gái ấy, qua bao nhiêu thăng trầm, rốt rồi “ở hiền gặp lành”, trời cũng có mắt trả công xứng đáng cho tấm lòng hướng thiện của họ.


Ngũ Tử Cứơp Cái

(Thứ Tư, 02/05/2007)
Ngũ tử cướp cái
Những con tò he nặng tình đất nước

TTO

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tuyết bỏng
(Thứ sáu, 21/03/2008)
Cho đến nay thế giới được đọc bảy cuốn tiểu thuyết của Orhan Pamuk, trong đó ông chỉ có chủ định viết một cuốn duy nhất mang tính chính trị – Tuyết (Kar, 2002). Pamuk cũng không ngần ngại nói thẳng ra là ông chỉ muốn ẩn trong cái Tháp Ngà của mình.

Nhưng đồng bào của ông đáp lại bằng một vụ mưu sát, EU cố nhìn thấy trong ông nhịp cầu nối Đông – Tây, phần còn lại của thế giới mong ông đem lại một bức tranh về xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đương đại.

“Tôi chỉ muốn viết ra những cuốn sách hay”

Những tiêu chí để tìm người trao giải Nobel văn chương cho đến nay không được công khai đến chi tiết, nhưng có một tiêu chí mà muốn nhắm mắt lại cũng phải nhìn thấy: chính trị. Thế giới quan và lập trường của tác giả chắc chắn được xét đến, bằng không thì rất khó giải thích trường hợp Harold Pinter (Nobel 2005) hay Elfriede Jelinek (2004), và Orhan Pamuk (2006) chưa phải ví dụ cuối cùng. Ai qua đó hạ thấp giá trị văn chương của những người vừa được nêu tên thì quá hồ đồ. Ở đây chỉ đề cập đến một khía cạnh không thể bỏ qua, cũng là một mở đầu thuận tiện để nói đến Pamuk và Tuyết, một tiểu thuyết hư cấu (dĩ nhiên!) nhưng có giá trị phân cực thế giới người đọc đến mức cực đoan.

Tác giả tự thú, Tuyết khiến ông miễn cưỡng rời bỏ Tháp Ngà của mình. Để đọc được giữa hai dòng, ta nên biết tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2002 còn là của hiếm, chỉ được cải thiện đôi chút trong những năm gầy đây, hòa đồng với nỗ lực cải cách để hướng tới gia nhập Liên minh châu Âu. Nhà xuất bản đưa bản thảo Tuyết cho một luật sư xem trước và quả nhiên được khuyên không nên xuất bản. Nhưng Tuyết vẫn ra đời, thậm chí với 100.000 ấn bản trong đợt đầu ở trong nước. Muốn hay không, Pamuk nay phải đối mặt với những mong đợi – nhiều khi vượt quá sức mình, tuy rằng không phải lần đầu tiên: ông và Aziz Nesin là những nhà văn đầu tiên ở một quốc gia Hồi giáo công khai phản đối bản án khắc nghiệt dành cho Salman Rushdie năm 1995 vì Những vần thơ quỷ.

Chắc đoán trước được tình cảnh ấy mà Pamuk phải viện dẫn cả Stendhal: “Chính trị trong một tác phẩm văn học cũng giống như phát súng lục giữa buổi hòa nhạc: thô bạo, dù ta không thể lờ nó đi được”.

Tuyết

Trong bài đáp từ tại lễ nhận giải Nobel, Pamuk nói: “Tôi viết vì tôi muốn những người khác, tất cả quý vị, toàn thể thế giới biết chúng tôi đang sống và tiếp tục sống cái kiểu cuộc sống nào, ở Istanbul, ở Thổ Nhĩ Kỳ” (Trần Tiễn Cao Đăng dịch). Khi đọc câu này, tôi cố ép mình nghĩ rằng Pamuk ám chỉ cuốn Tuyết

Bạn tôi, một nhà thơ, đọc xong Tuyết rất muốn tin rằng cuốn tiểu thuyết này viết ra chỉ để tả lại hành trình vật vã của một thi sĩ đến xin nàng Thơ ban thưởng một nụ hôn. Ka, nhà thơ sầu muộn và bi tráng của Tuyết làm người đọc mủi lòng nghĩ đến một số nhân vật của Kafka hay Dostoevsky.

Một người bạn gái khác của tôi, xinh đẹp lộng lẫy và sống độc thân sau mối tình đầu trắc trở, đã khóc và không đọc hết sách chỉ vì sợ gặp phải kết cục một mối tình muộn mằn như chính mình.

Bản thân tôi khi đọc, vừa hồi hộp vừa sợ gặp lại cái thị tứ buồn thảm Kars ở tận cùng Caucase là sân khấu chính của Tuyết. Là người vô thần, tôi tiếc đã không thâm nhập được thấu đáo cuộc sống tâm linh của người Hồi để hiểu hết các xung đột nội tâm và xã hội diễn ra ở đó. Lịch sử nước ta may mắn không có xung đột sắc tộc như ở Rwanda, Nam Tư hay ở Thổ Nhĩ Kỳ để tôi có được sự đồng cảm đủ mức. Nhưng tôi biết là đọc Pamuk tôi đã được trang bị thêm nhiều tri thức.
Tôi tưởng tượng ra một người bạn khác (mà tôi chưa có) là nhà văn có kỳ vọng cao. Không chỉ ghi lại cuộc sống Việt Nam, mà làm cho thế giới bên ngoài cũng cảm nhận được một cách trung thực và xúc động về quá khứ và hiện tại của Việt Nam, như tôi và các bạn đọc Tuyết. Mong muốn ấy có viển vông quá không? Không, tôi không bay trên mây, các bạn và tôi đang sống trong một thời đại gấp gáp và nặng về bề nổi, hằng ngày chúng ta vật lộn mưu sinh và nhằm tới những giá trị khác. Chẳng lẽ vì thế mà viết về nỗi buồn chiến tranh chỉ có một Bảo Ninh, hay các vị tướng về hưu chỉ dốc lòng được với một Nguyễn Huy Thiệp?

Dịch Ka + Kar + Kars

Một dịch giả đàn anh mà tôi rất kính phục luôn nêu chủ trương dịch một cuốn sách là chuyển tải văn hóa, nghĩa là phải đưa ra nốt những gì ẩn giữa hai dòng chữ. Dĩ nhiên ông có lý, vì nếu không thì một bản dịch cơ học vô hồn quá, và trong tương lai không xa có thể ủy thác trọng trách này cho computer. Nhìn như vậy thì Tuyết là một tác phẩm khó dịch. Tôi không định nêu ra ở đây các khó khăn về ngôn ngữ mà bản dịch nào cũng mặc nhiên gặp phải.

Nhà thơ KA, người hùng của tiểu thuyết KAR được/bị số phận đẩy về thành phố KARS – Pamuk là người tham lam khi sử dụng sự luyến láy kiểu này. Ông bắt các nhân vật của mình lặp đi lặp lại cách suy nghĩ và hành động, có lẽ để khắc họa tính cách cho rõ nét. Và đó là một kiểu làm xiếc đi trên dây: hồi hộp đấy, hấp dẫn đấy, nhưng rất nguy hiểm, vì không xử lý khéo sẽ biến thành nhàm. Vô hình trung người dịch lại phải mang gánh nặng đừng gián tiếp gây ra sự nhàm chán ấy.

Khó khăn lớn nhất là thể hiện được không khí tín ngưỡng bao trùm suốt mạch truyện. Nó bắt đầu từ những chi tiết như tính cách của những đứa trẻ mới lớn, kiểu tư duy của các nữ sinh viên (bỏ khăn trùm đầu cũng tệ như cởi truồng ra đường) và chưa chấm dứt ở những loạt đạn bắn vào đám học sinh trường mục sư. Làm sao để người đọc ở một nền văn hóa khác hiểu được mà không sa đà vào giải thích, vả lại, dịch đâu phải là giải thích rốt ráo đến tận cùng?

Như đã nói, Tuyết là một tiểu thuyết liên quan đến bối cảnh chính trị trong nước. Có cảm giác là Pamuk ở trạng thái bất ổn khi viết, nhất là khi đụng đến đề tài xung đột sắc tộc với dân Armenia hay người Kurd. Sự bất ổn đó toát ra ngôn ngữ, bắt người đọc (và người dịch) chuyển mạch liên tục.

Và bây giờ là điểm khó nói ra nhất trong khi dịch Pamuk: bản dịch tiếng Đức bị phê là quá câu nệ giữ cấu trúc câu của tiếng Thổ, tuy nhiên không làm “xê dịch” quá quắt như bản tiếng Anh. Giải pháp dịch qua ngôn ngữ thứ hai đã là sự chẳng đành, nhưng trong khi ở ta chưa có ai biết thấu đáo ngôn ngữ này thì hãy tạm bám vào mấy bản dịch hiện có. Nếu đọc theo tinh thần ấy thì có hai Pamuk đặt bút viết cuốn này. Một Pamuk của thi ca, đội lốt Ka, với những suy tư đặc trưng của một thi sĩ lãng đãng trong mối tình cũ/mới và chỉ biết gửi gắm tâm tư vào thơ. Một Pamuk nữa ưa triết luận và giảng giải. Như vậy là có hai ngôn ngữ, hai ngôn ngữ khá khác biệt. Trong khi thi sĩ Ka mượt mà và dễ đồng cảm thì phần còn lại của cuốn sách khá trúc trắc khó đọc, theo chính nghĩa đen của thuật tu từ. Lỗi ở người viết hay khiếm khuyết của người đọc?

Nhịp cầu nối Đông – Tây?

Pamuk sinh ra trong một gia đình tư sản và là một sản phẩm muộn màng của ý thức hệ Atatürk, người sáng lập về tư tưởng của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ với một nền chính trị hướng theo nguyện vọng của nhân dân chứ không vì quyền lợi của một giai cấp, cũng như muốn xóa bỏ tính chất nhà nước thần quyền. Nhận xét một cách khắc nghiệt thì đất nước của Pamuk hôm nay còn đậm màu sắc đế chế Ottoman từng thống trị châu Âu và chưa hết ngậm ngùi khi nhìn lại lịch sử, và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ có Istanbul và Ankara. Khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, tôi chủ tâm tránh hai thành phố đó vì biết trước rằng chúng chỉ đại diện cho một tầng lớp tinh hoa Âu hóa (kể cả theo nghĩa tích cực), và những gì được tận mắt nhìn thấy đã khiến tôi giật mình: đất nước này sẽ là một phần EU?

Nhà văn Orhan Pamuk.
Nhà văn Orhan Pamuk.

Xin đưa một nhận xét chủ quan. Tôi quen khá nhiều bạn người Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn tượng đầu tiên đó là những người đẹp, cao lớn, lịch lãm, với vẻ ngoài rất Âu nhưng lại có những nét rất Ba Tư. Trong tưởng tượng khá mông lung của tôi, họ bước thẳng ra từ “1001 đêm”. Ấn tượng thứ hai, tiếc thay, cũng liên quan đến nàng Sheherazade: hiếm đất nước nào bố thí cho phụ nữ ít quyền như vậy. Ấn tượng thứ ba xuất hiện khi tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ: có lẽ tôi đã không nhận định nhầm.

Là một thành viên của giới trí thức, Pamuk hưởng ứng ý tưởng gia nhập EU vì ông biết qua đó chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc phải đi hết những cải cách mới bắt đầu. Bỏ qua khía cạnh chính trị, Tuyết không phải là một bức tranh toàn cảnh về xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đi sâu vào gan ruột một dân tộc với quá khứ lẫy lừng và thực tại vò xé như Pamuk thì chưa có ai, ít nhất là chưa có ai được biết ở Việt Nam. Giải Nobel cũng chỉ là một bảo đảm “bổ sung” để người đọc “dũng cảm” cầm lấy cuốn sách 400 trang lên tay. Những va chạm máu lửa giữa phe mộ đạo và thế tục, dân chủ và quân phiệt, dân tộc chủ nghĩa và “Tây hóa”… tiếc thay, đó sẽ là những cản trở trên con đường tiến đến EU của chính phủ Erdoğan.

Nhưng, như đã nói, ngay cả khi bỏ qua khía cạnh chính trị thời sự thì Pamuk vẫn là một may mắn lớn của Tinh Thần Thế Giới, và – như Hội đồng trao Giải hòa bình của làng xuất bản Đức 2005 nhận xét – để tìm được những nhân vật song song thì có lẽ phải quay về thế kỷ 19! Khi đọc Balzac, Stendhal hay Flaubert, đột nhiên ta hiểu rõ tình cảnh Paris hay nước Pháp hồi ấy; Dostoevsky làm ta mở mắt về xã hội dưới thời Sa hoàng và sự giằng xé trong tâm hồn Nga vừa khát khao vừa e sợ, thậm chí kinh tởm các “giá trị châu Âu.” Hãy đọc Pamuk một cách cầu thị và kiên nhẫn thì ta sẽ hiểu và kính trọng một đất nước phức tạp với lịch sử và văn hóa vĩ đại.

“Tôi chỉ muốn viết ra những cuốn sách hay”. Cảm ơn Pamuk sẽ làm độc giả ở xứ này biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ có một Aziz Nesin khả kính.
Lê Quang
(Evăn)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 

Ở đâu bán sách Ngũ Tử Cứơp Cái giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Ngũ Tử Cứơp Cái, dowload sách Ngũ Tử Cứơp Cái, Đọc sách Ngũ Tử Cứơp Cái online, Download Ebook Ngũ Tử Cứơp Cái free, Ngũ Tử Cứơp Cái pdf doc prc, Xem sách Ngũ Tử Cứơp Cái online, review sách Ngũ Tử Cứơp Cái