Giới thiệu sách Ngòi Bút Và Cây Kéo
Trần Thanh Phương gần như là một phóng viên của miền Nam thuờng trú ở hậu phương lớn. anh được giao nhiệm vụ đặc biệt và dinh dự: gặp gỡ các anh hùng, chiến sĩ, thương binh, lãnh đạo từ Nam ra Bắc. Từ những cuộc gặp gỡ ấy, anh đã viết nhiều bài có giá trị như từ chiến trường khói lửa. Có lẽ với tấm lòng của một người con miền Nam và tài năng cầm viết nên các bài của anh không có những sai sót về ngôn từ , về diễn biến của cuộc đấu tranh ở bưng biền, cũng như ở đô thị. Anh được đồng nghiệp và bạn đọc trên miền Bắc đánh giá khá tốt về những bài báo này.
Phần 2 và phần 3 của cuốn hồi ký lại thể hiện một nét khác của anh trong những năm ở báo Đại Đòan Kết. Đó là những sáng kiến khá phong phú trong thời gian làm báo thời kỳ đổi mới và cơ chế thị trường. Anh và đồng nghiệp tổ chức nhiều công việc xã hội hóa báo chí: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “ Đường đua xanh”, “Con cháu hiếu thảo”…và tập san Đại đòan kết cuối tuần, cuối tháng. Ít người nghĩ về anh – một nhà báo hiền lành, đã cùng tập thể xông xáo tổ chức các hội thi, các họat động thể thao, văn nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước.
Điều cũng khá nổi bật và độc đáo của Trần Thanh Phương là “Cây kéo”. Anh và vợ luôn bận bịu, tất bật với việc sưu tầm tư liệu. Nhờ biết tài năng của anh nên nhiều cơ quan, địa phương mời anh viết dư địa chí, sách truyền thống. các báo ở thành phố Hồ Chí Minh và trung ương, và một số báo tỉnh, các đài truyền hình đã viết bài, làm nhiều phim tài liệu giới thiệu “Trần Thanh Phương – một nhà tư liệu”.
Nói một cách công bằng ở nước ta ít có người vừa ham viết vừa ham làm tư liệu như anh.
Cuốn hồi ký Ngòi bút và cây kéo với lòng yêu mến một đồng nghiệp báo Nhân dân, báo Giải phóng và với cảm tình đặc biệt về những bài viết sâu sắc và những tư liệu quý của Trần Thanh Phương.
Mời bạn đón đọc.