Giới thiệu sách Nghiệp Vụ Soạn Thảo Văn Bản Công Tác Văn Thư, Lưu Trữ Và 396 Mẫu Văn Bản Dùng Cho Doanh Nghiệp Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Và Chính Quyền Địa Phương
Văn bản là một trong những phương tiện không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các đơn vị, tổ chức. Vì vậy, nội dung văn bản phải thể hiện được quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, phải có tính khoa học và tính khả thi. Những đặc tính cơ bản nêu trên của văn bản đòi hỏi người trực tiếp soạn thảo văn bản phải là người có năng lực, trình độ nhất định về kỹ năng nghiệp vụ soạn thảo văn bản, về kiến thức quản lý kinh tế – xã hội, về lịch sử, văn hóa v.v…
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các thể loại văn bản, đồng thời giúp cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện và công chức hành chính văn phòng trong các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, soạn thảo và ban hành được các văn bản, vừa bảo đảm được tính chuẩn mực pháp lý, vừa truyền đạt được các văn bản, vừa bảo đảm được tính chuẩn mực pháp lý, vừa truyền đạt được các nội dung trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, kiểm tra của các cấp trên một cách đầy đủ, súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời tổ chức xử lý, phân loại, lưu trữ văn thư một cách hệ thống, khoa học, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xuất bản cuốn sách "Nghiệp Vụ Soạn Thảo Văn Bản Công Tác Văn Thư, Lưu Trữ Và 369 Mẫu Văn Bản Dùng Cho Doanh Nghiệp Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Và Chính Quyền Địa Phương"
Nội dung gồm:
Phần thứ nhất: Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý và diều hành
Khái quát chung
Các loại văn bản
Thể thức văn bản quy phạm pháp luật
Kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản
Một số mẫu soạn thảo văn bản quản lý và điều hành
Thể thức văn bản (cơ cấu hình thức văn bản) hành chính
Quy chế pháp lý về chữ ký, con dấu và nguyên tắc ra văn bản, thủ tục ra văn bản
Phần thứ hai: kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính
Chương I: Những yêu cầu cơ bản của soạn thảo văn bản hành chính
Chương II: Kỹ thuật soạn thảo các văn bản hành chính thông thường
Chương III: Kỹ thuật soạn thảo các văn diễn thuyết
Chương IV: Kỹ thuật soạn thảo thư từ trong giao dịch
Chương V: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
Phần thứ ba: Công tác quản lý văn bản, lưu trữ và tài liệu
Chương I: Quản lý công văn giấy tờ, hồ sơ tài liệu
Chương II: Phương pháp sắp xếp hồ sơ tài liệu phục vụ cho tra tìm và bảo quản
Phần thứ tư: Mẫu văn bản thường dùng cho doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và chính quyền địa phương
Mục I. Mẫu dân sự
Mục II. Mẫu trong lĩnh vực kinh doanh
Mục III. Mẫu văn bản trong lĩnh vực tư pháp
Mục IV. Mẫu trong lĩnh vực xây dựng
Mục V. Mẫu văn bản về tổ chức cán bộ
Mời bạn đón đọc.