Giới thiệu sách Ngân Thành Cố Sự
Ngân Thành Cố Sự:
Mười năm sau “Chốn xưa”, thành phố nhỏ Ngân Thành lại trở về trong tác phẩm của Lý Nhuệ như là sự hoàn thiện cuối cùng của bức chân dung nhân vật lớn mà tác giả luôn trăn trở: Lịch sử. Trên cái nền của đời sống thường nhật những năm 1910 dưới thời Mạt Thanh, với người và trâu, và nghề làm muối của Ngân Thành, sự mãnh liệt trong cách viết của Lý Nhuệ được hiển lộ trên một chiều sâu mới. Toàn bộ câu chuyện xảy ra trong một không gian thời gian dồn nén, tình tiết bạo liệt, phá cách, nơi không có anh hùng mà tất cả đều trở thành nhân vật chính và cội nguồn của tấn kịch đau thương trong số phận mình với bốn chương truyện lần lượt lấy tiêu đề theo bốn câu Đường thi cổ kính mà bi tráng – một điều chưa từng thấy trong văn học Trung Quốc đương đại.
“… Lý Nhuệ gợi lại ấn tượng về một dòng văn xuôi có cái chất sang trọng, quý phái… Điều mà người ta cần nhớ từ trường hợp của Lý Nhuệ, đó là một ngòi bút phải giữ riêng lấy sự đơn độc tinh thần, không theo đuôi, không bầy đàn, việc đi tìm cái mới không phải là một trò chơi trội mà cũng thiêng liêng và đầy thách thức như mọi việc khác của đời sống…”. (Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn).
“… Lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của chính mình. Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận. Lần thứ nhất viết về nỗi đau ấy trong “Chốn xưa” tôi vẫn cảm thấy không vừa ý, không đủ, rất không đủ, dù rằng rất nhiều độc giả và nhà phê bình thích “Chốn xưa”… Tôi cảm thấy Ngân Thành cố sự hơn hẳn. Với tư cách người cầm bút, tôi được an ủi rất nhiều…”. (Lý Nhuệ).
Mời bạn đón đọc.
Ngân Thành cố sự
(Ngày 24-06-2007)
Ngân Thành – một đô thị nhiều đời ấm no nhờ khai thác muối mỏ. Và mọi biến thiên diễn ra ở Ngân Thành từ nghề làm bánh phân trâu thay chất đốt đến sự chém giết nhau vì những chân lý do mỗi người phụng sự. Tất cả những diễn biến đó, Lý Nhuệ không lý giải và ông cũng không thể lý giải vì đó là “lịch sử”.
Hai từ lịch sử xuất hiện rất nhiều trong Ngân Thành cố sự. Tiểu thuyết không nhằm thanh minh hay phản biện lại lịch sử mà đơn thuần là ghi nhận những gì đã diễn ra. Nhưng Lý Nhuệ nhận xét rằng lịch sử tiến lên được nhờ những đôi mắt biết quan sát: “Có đôi mắt của Colombo thì mới có châu Mỹ, có đôi mắt của Magenlăng thì mới có được quan niệm về trái đất. Nếu tất cả không bị đôi mắt của văn minh theo dõi, quan sát thì vĩnh viễn không thể thành lịch sử”.
Điều cuốn hút ở tiểu thuyết này là không khí truyện cổ kính như một bài thơ Đường. Ngay cả cách đặt tên bốn chương trong Ngân Thành cố sự, tác giả cũng mượn từ bài thơ Xuất tái của Vương Chi Hoán thời Đường: “Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng/ Tòa thành cô độc giữa ngàn non/ Sáo Khương sao nỡ oán dương liễu/ Gió xuân không tới ải Ngọc Môn”. Bài thơ này ở phần thứ bảy chương bốn (cuối) đã được viết lên cánh buồm màu trắng căng gió trôi đi giữa mờ mịt và người viết bài thơ lên cánh buồm ngay sau đó phải lìa khỏi cõi đời. Kết thúc truyện là cảnh những con trâu gắn bó lâu năm với người Ngân Thành được tôn lên làm Ngưu vương theo tập tục, với cặp mắt hiền từ nhìn lũ người lưu luyến mối tình cốt nhục, chỉ có loài vật là vô ưu.
HÒA AN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Sáu, 29/06/2007)
Nhà văn và độ lùi trước hiện thực lịch sử
TT – Khi Cây không gió được xuất bản lần đầu ở Việt Nam, không ít người bàng hoàng trước cái tên tác giả Lý Nhuệ đầy “lạ lẫm”, với một tác phẩm cũng hết sức “lạ lẫm”.
Đã quen với những bức tranh hiện thực hoành tráng kiểu Mạc Ngôn, hoặc trước đó bàng bạc, “cổ điển” với Thẩm Tùng Văn, Lỗ Tấn…, Cây không gió đem lại một cú choáng đầy thú vị.
Sau Cây không gió, lần lượt là Chốn xưa và bây giờ, Ngân Thành cố sự được xuất bản bằng tiếng Việt. Theo nhiều nguồn tài liệu nhận định đây là tác phẩm xuất sắc nhất của Lý Nhuệ cho đến hiện tại. Một sự trở về với “cổ điển”, Ngân Thành ngút ngái cả ở khía cạnh lịch sử lẫn địa lý. Bối cảnh lui về thời mạt Thanh, một miền đất đi ngược dòng Trường Giang rẽ thêm mấy nhánh. Trên cái “sân khấu” có phông hậu cảnh lần lượt là bốn câu trong một bài Đường thi. Đấy là lớp nền sương khói, nhưng tiền cảnh bày ra đầy khốc liệt, với những thân phận tan nát cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong cối xay khốc liệt của lịch sử.
Sự khốc liệt không phải là điều hiếm gặp trong văn học hiện đại Trung Quốc, thậm chí là khốc liệt ngoài sức tưởng tượng. Nhưng với Lý Nhuệ, câu nói: Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình lên, rất tương thích. Nếu nhà văn ấy là một “thư ký của thời đại”, hẳn sự dụng công của tác giả chỉ ở mức chế tác nên một cái khung, để đằng sau cái khung ấy lịch sử cứ thế hiện lên mồn một như nó vốn thế.
Lý Nhuệ không phải là một thư ký, đứng trước lịch sử ông có độ lùi của một văn tài. Đọc những cảnh đầu rơi máu chảy tang thương trong từng trang văn Lý Nhuệ, người ta không thấy khủng khiếp đến phải rú lên, ngực lộn ra ngoài, mà người ta thấy đau, một nỗi đau thẳm sâu, ám ảnh. Độ “lạnh” ấy được thể hiện qua từng góc nhìn khách quan đến “dửng dưng”, như cái cách những nhà làm phim hiện đại vác máy quay bám theo bước chân từng nhân vật, không lời bình, không cả âm thanh. Để khi kết nối từng đoạn phim lắc rung, rời rạc, bỗng hiện ra cả một thời đại từ mỗi góc nhìn nhỏ nhất, và màu sắc, và âm thanh cũng theo đó mà bừng dậy. Sự khác biệt, có thể so sánh như một bức ảnh chụp đơn thuần với một bức tranh ấn tượng không dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đọc Lý Nhuệ, người ta có thể lý giải vì sao nhiều nhà văn có trong tay mớ tư liệu ngồn ngộn về lịch sử của chính thời đại mà anh ta đã sống, nhưng lại không dựng được thành tác phẩm. Ngược lại, nhiều nhà văn hậu sinh của giai đoạn lịch sử ấy lại làm được điều đó.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ngày 12/09/2007
Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát
Những kẻ lãng mạn nuôi mộng thay đổi lịch sử Ngân Thành đều phải trả giá bằng mạng sống. Những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối cùng đều gục ngã. Họ không phải là đối thủ của những thế lực đã chiếm hữu và sẽ tiếp tục giữ lấy Ngân Thành…
Âu Dương Lang Vân, chàng Hoa kiều đã từ bỏ gia đình ở Hà Nội, đến Tokyo du học. Dưới tên Nhật Ino Toruzo, chàng trở về Ngân Thành, cùng những bạn học cũ âm mưu “diệt trừ bọn Mãn Thanh, viết lại lịch sử Ngân Thành”. Dũng liệt nhưng manh động, chàng trai tuấn tú ấy đã ném bom ám sát Tri phủ Đồng Giang, cứ ngỡ bằng cách ấy trả thù cho bao đồng đội đã bị giết, không ngờ làm rã tan cả kế hoạch, còn mình bị chặt đầu bêu nơi cổng thành.
Lưu Lan Đình của Đôn Mục Đường giàu có thế lực nhất Ngân Thành cũng theo đuổi tư tưởng Tôn Trung Sơn, chống lại nguồn gốc của mình, muốn đem ánh sáng cách mạng đổi đời một Ngân Thành đã bất động suốt mấy trăm năm. Lưu Lan Đình mở trường, định khai hóa lớp trẻ Ngân Thành, hướng đến một tương lai khác hẳn. Nhưng cuộc binh biến đã bị dập từ trong trứng, đồng đội bị giết, Lưu Lan Đình bị cha nhốt trong kho tiền, tuyệt vọng tự
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xuất bản hồi ký của chị dâu Bin Laden | ||||||||||
(Thứ bảy, 19/04/2008) | ||||||||||
|