- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Nghìn năm cùng một ánh dương…
Đi theo con đường của nắng, những vần thơ Hạnh đong đưa giữa mắt và nụ cười, giữa bên này và bên kia của mỗi ngày dấn bước.
Nắng là con đường, nắng là đạo, nắng là tánh linh.
“Em đã vui là nắng”
Hạnh học theo nắng để chữ của mình lăn trôi trong nắng.
Nắng mọc vô ngần và nắng tắt vô ưu, đó là con đường của nắng.
“Niềm cô độc của nắng”
Hàng triệu năm ánh sáng là đi trong cô đơn, vô tận vô đơn.
Vậy mà vẫn khao khát thương yêu.
“Tôi thấy tôi trong khắp kiếp nhân sinh”
Với những ngón chân mọc nắng, Hạnh đi.
“Nghìn năm cùng một ánh dương kiếp nào?”
Thơ chào ngõ Hạnh. Bay lên nắng và thơ.
Một tập thơ đáng nồng nàn đón đợi.
-Nhật Chiêu-
Mời bạn đón đọc.
Nắng từ những ngón chân Ngô Thị Hạnh
Với những câu thơ mộc mạc mà da diết, kiểu như: “Ngày nào mẹ cũng lau nhà/ sàn nhà sạch tâm hồn mẹ rỗng/ ngày nào mẹ cũng nấu cơm/ bữa cơm đầy hạnh phúc dần vơi” (trang 8); hay: “Những ngón chân của em/ càng ngày càng đẹp và rạng ngời hơn khuôn mặt” (trang 42)… tập thơ Nắng từ những ngón chân (NXB Thanh niên, 5/ 2010) đã đưa Ngô Thị Hạnh trở về với chính mình hơn.
Với những câu thơ mộc mạc mà da diết, kiểu như: "Ngày nào mẹ cũng lau nhà/ sàn nhà sạch tâm hồn mẹ rỗng/ ngày nào mẹ cũng nấu cơm/ bữa cơm đầy hạnh phúc dần vơi" (trang 8); hay: "Những ngón chân của em/ càng ngày càng đẹp và rạng ngời hơn khuôn mặt" (trang 42)… tập thơ Nắng từ những ngón chân (NXB Thanh niên, 5/ 2010) đã đưa Ngô Thị Hạnh trở về với chính mình hơn.
Nếu so với tập Rơi ngược (NXB Thanh niên, 2006), vốn nhiều dụng công về câu chữ, cấu trúc, thì tập này điềm nhiên, thư thái và tự nhiên đầy nữ tính. Có cảm giác như sau những ngày dài chạy theo "cái nắng" của ngữ ngôn, tác giả đã bị "cảm" nắng, nên thành ra ngồi xuống với chính mình, nghe nỗi đau, sự day dứt, sự trống trải, cô đơn ở trong lòng. Tập thơ mỏng nhưng in rất nhiều trang minh họa, riêng hình chân dung của tác giả do Nguyệt Vy chụp thì đến gần 20 trang, bìa màu xanh tươi… như cốt diễn tả niềm vui, sự hi vọng, nhưng hóa ra nó vẫn là một nỗi buồn sâu kín, khó vơi. Trong bài Là em… (trang 40), có đoạn: "Em chết/ đừng quỳ bên linh cữu/ không phải em nằm đó/ em là nhịp đập giúp anh nguôi mỏi mệt/ là khói thuốc quanh anh/ là nước vào anh cơn khát" – mong Ngô Thị Hạnh sẽ luôn giữ được cảm xúc này cho thơ, chứ đừng mang sự tuyệt vọng đó vào đời thường.
Văn Bảy (Thể thao Văn hóa)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn