Nguyễn Văn Xuân
Nguyễn Văn Xuân
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Nguyễn Văn Xuân có một cuộc đời sáng tạo đặc biệt. Đọc các tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân thấy rõ sự uyên thâm của một học giả toàn diện, cực kỳ giàu vốn sống, vừa xông xáo mạnh mẽ trong suy tưởng, vừa tinh vi, vừa tinh tế, đầy mẩn cảm. Đọc các công trình nguyên cứu của ông lại hấp dẫn như những tiểu thuyết say mê và rất nhiều khi cả lãng mạn nữa.
Chẳng hạn cuốn Phong trào Duy Tân, chặt chẽ khoa học, với những phân tích đầy đủ thuyết phục, giàu khám phá bất ngờ về một trào lưu tư tưởng, văn hóa, xã hội quan trọng khởi lên từ xứ Quảng đầu thế kỷ XX mà ông am hiểu hết sức tường tận. Tác phẩm phảng phất chất tiểu thuyết với những chân dung sắc nét của những nhà khai sáng lớn, quyết liệt, anh hùng và bi tráng của một thời chuyển động lịch sử, mà có lẽ chưa có ai thật sự công phu đào xới và cắt nghĩa, trừ ông.
Mời bạn đón đọc.
Nguyễn Văn Xuân, một người Quảng Nam
Nhân kỷ niệm ba năm ngày mất nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh (trực thuộc liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) kết hợp với tạp chí Xưa Và Nay vừa xuất bản tập sách Nguyễn Văn Xuân – một người Quảng Nam
Nhân kỷ niệm ba năm ngày mất nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh (trực thuộc liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) kết hợp với tạp chí Xưa Và Nay vừa xuất bản tập sách Nguyễn Văn Xuân – một người Quảng Nam
Nguyễn Văn Xuân – một người Quảng Nam là tuyển tập các bài viết của Nguyễn Văn Xuân đã đăng trên tạp chí Xưa Và Nay, nơi ông gởi những bài viết hay nhất của mình giai đoạn mười năm cuối đời.
26 bài viết cho báo chỉ chiếm hơn 200 trang, nhưng những vấn đề ông đặt ra thì không gói gọn trong một bài báo, nó cần nhiều người, nhiều thế hệ tiếp tục: Vụ tai tiếng lớn nhất về ngoại thương Việt Nam giữa thế kỷ 18; Phong trào Duy Tân và Tinh thần doanh nghiệp; Từ Sài thị đến Sài Gòn; Người ngoại quốc đến Hội An; Trương Vĩnh Ký trong con mắt thế kỷ 21; Bốn quan điểm nổi bật của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ 20; Sự kiện Ông Ích Khiêm tự sát ở Bình Thuận…
Hồ Trung Tú (Báo Sài Gòn tiếp thị)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn